Dinh Dưỡng Cho 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

Dinh Dưỡng Cho 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi giai đoạn này chính là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý hơn cả.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi giai đoạn này chính là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý hơn cả.

Thực phẩm giàu sắt và protein

Cơ thể mẹ sẽ cần bổ sung thêm lượng sắt trong ba tháng cuối của thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh thậm chí sinh non. Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung khoảng 27mg sắt/ngày. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn của mẹ như: các loại rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn...), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng...), đậu nành, thịt đỏ và thịt gia cầm.

Protein cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Các acid amin có ở thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 75 - 10 gam protein theo khuyến nghị mỗi ngày.

Một số loại thực phẩm giàu sắt và protein dành cho mẹ bầu

Việc bổ sung canxi trong 3 tháng cuối của thai kỳ rất quan trọng. Vì hàm lượng canxi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé và giúp cho xương có cấu trúc vững chắc. Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung đủ 1,000 gam canxi mỗi ngày theo khuyến nghị. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: sữa, phô mai, paneer, sữa chua (đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột).

Cùng với canxi, người mẹ cũng cần magie với một lượng tương xứng để đồng hóa canxi. Magie giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và cũng ngăn ngừa sinh non. Cứ 1,000 gam canxi cần 400mg magie để đồng hóa. Nguồn thực phẩm có giàu magie như: đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô.

Acid béo DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não của trẻ. Một lượng 200mg mỗi ngày theo khuyến nghị giúp cho não bộ của bé phát triển tốt. Dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn của bà bầu đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.

Hạt lanh là nguồn thực phẩm cung cấp DHA phong phú cho thai nhi

Acid folic làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh. Bà mẹ cần chắc chắn nhận được ít nhất 600 - 800 mg acid folic mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn khi đang mang thai đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, bà mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu acid folic vào chế độ ăn theo nhu cầu khuyến nghị. Những thực phẩm có giàu acid folic sử dụng trong chế độ ăn như: rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.

Táo bón là phổ biến trong thời kỳ mang thai, theo đó một chế độ ăn giàu chất xơ không những giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có thể giúp làm sạch mật. Nước trong đường tiêu hóa được hấp thụ bởi lượng chất xơ, nên hãy bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể. Những loại thực phẩm giàu chất xơ được lựa chọn cho khẩu phần ăn của bà mẹ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối bao gồm: trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Tăng lượng vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn trong giai đoạn thai kỳ. Những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào như: trái cây họ cam quýt (chanh, cam, dưa), tiêu xanh, bông cải xanh.

Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm cung cấp vitamin C rất tốt

Những thực phẩm nên tránh trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của thai kỳ không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn những thực phẩm tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn phụ thuộc vào việc tránh những loại thực phẩm không nên sử dụng cho mẹ ở giai đoạn này.

Chứng ợ nóng, bàn chân và bàn tay sưng, mệt mỏi, táo bón là một số vấn đề thường gặp ở thời kỳ mang thai. Nếu dung nạp một số thực phẩm không có lợi sẽ làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà mẹ nên tránh sử dụng:

Mẹ bầu nên tránh xa một số chất kích thích vì chúng có thể cản trở quá trình sinh nở

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để chuẩn bị đến giai đoạn vượt cạn. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, healthline.com, vinmec.com

Ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ để con thông minh?

Trẻ thông minh nhờ dinh dưỡng trong thai kỳ

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu

Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do đó, mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ sẽ giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần khi lớn lên. Tuy nhiên, khi bà mẹ ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng và tích tụ trong cơ thể. Kết quả sẽ làm cho mẹ tăng cân, tích trữ nhiều chất béo. Đây có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim, đột quỵ hoặc trầm cảm.

Vì thế, các sản phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai, điều này sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ được sinh ra đủ dinh dưỡng có thể có IQ cao hơn những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trí thông minh còn được quyết định bởi gen, dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ nhưng vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của bé.

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể bị suy dinh dưỡng nếu người mẹ bổ sung sai cách

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối để con thông minh

Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tăng khoảng 2-3 kg là hợp lý. Trong chế độ ăn của mẹ cần phải có đầy đủ các chất protein, canxi, sắt, axit folic, đặc biệt là omega3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bổ sung Vitamin C: giúp chống lão hóa, bảo vệ tế bào và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều nước. Thiếu nước sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn với cả thai nhi. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên là 4 giờ. Điều chỉnh chế độ  ăn của mình sao cho phù hợp với yêu cầu tăng cân cũng như để con phát triển một cách thông minh, không để cho bé bị thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng không tốt đến trí não.

Trong chế độ ăn của mẹ cần phải có đầy đủ các chất. Những loại thực phẩm tam cá nguyệt cuối mẹ bầu nên ăn:

Hạt bí ngô là món ăn vặt bổ dưỡng và ít kalo cho bà bầu.Trong hạt bí ngô đỏ không chỉ chứa hàm lượng omega3 mà còn có nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.

100g cá tuyết có tới 300mg omega3, không chỉ vậy cá tuyết còn chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp, do vậy không làm ảnh hưởng gì đối với sức khỏe thai nhi. Đó là lý do mẹ bầu không thể bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Mẹ nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con thông minh Cá tuyết giàu omega3 giúp mẹ bầu khỏe mạnh.

Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A và C, đặc biệt là omega3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bắp cải là loại thực phẩm phổ biến, quen thuộc và có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon, do vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày.

Đây là thực phẩm được các nhà dinh dưỡng học ghi vào “sách đỏ”. Vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe không chỉ đối với riêng bà bầu. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể chế biến thành các món luộc, hấp, nấu canh, xào tôm rất ngon miệng.

Món ăn tưởng chừng như đơn giản này thực ra lại đem đến những lợi ích tuyệt vời cho thai nhi. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ không chỉ là thực phẩm cung cấp lượng omega 3 dồi dào mà còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

Xúp lơ giúp mẹ bầu mạnh khỏe. Với một bữa ăn súp lơ trắng, mẹ bầu sẽ được cung cấp khoảng 200mg omega3. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein, gluxit, xenllulo, và nhiều khoáng chất, vitamin như: canxi , photpho , sắt, natri, kali, vitamin C và B1. Có một chế độ ăn hợp lý giúp cho trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là trí não. Đây được xem là bước quan trọng hỗ trợ trí thông minh cho bé trong tương lai. Bên cạnh đó các mẹ cũng cần lưu ý ăn sao cho đầy đủ, đúng cách. Nên lựa chọn những thực phẩm sạch tươi ngon và bổ dưỡng

Cơ thể con người có hai hệ thống bảo vệ: hàng rào bảo vệ vật lý (da, niêm mạc) và hệ thống miễn dịch. Phụ nữ mang thai có diện tích da lớn tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể lớn hơn người bình thường, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cùng với hệ miễn dịch kém do sự thay đổi về sinh lý thai kỳ, chính vì vậy đây là đối tượng dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Tất cả thông tin về dinh dưỡng thai kỳ cho con thông minh, các loại vắc xin tăng cường đề kháng để mẹ khoẻ – con mạnh, các bệnh lý và những vấn đề sản khoa thường gặp… sẽ được các chuyên gia giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Dinh dưỡng và vắc xin trong thai kỳ cho mẹ khoẻ mạnh, con thông minh” diễn ra lúc 20h, ngày 24/11/2023 tại Fanpage của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC.

Đặt ngay câu hỏi với chuyên gia tại đây.

Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp phụ nữ mang thai duy trì thể trạng khỏe mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất nuôi thai, dinh dưỡng hợp lý còn thúc đẩy sự phát triển của thai nhi về trí não và thể trạng. Nếu người mẹ không ăn uống đủ chất hệ miễn dịch của cả mẹ và bé sẽ bị suy yếu, nguy cơ gây sinh non hay dị tật ống thần kinh. Thiếu dinh dưỡng có thể làm mẹ bầu bị thiếu máu, sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, dễ để lại các khuyết tật vĩnh viễn cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch… nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ còn ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính không lây. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn uống không đủ hoặc quá nhiều trong thai kỳ, thai kỳ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch và ung thư cho bé sau này. Vì vậy, người mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của mình trong suốt thai kỳ, nhằm đảm bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Bên cạnh dinh dưỡng, việc chủng ngừa đầy đủ cũng đóng vai trò quan trọng, tạo thành “lớp kén” bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh và an toàn trong 9 tháng mang thai. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ bỏ quên việc tiêm phòng khi mang thai, khiến cả mẹ và bé có thể gặp nguy hiểm nếu chẳng may mắc các bệnh truyền nhiễm gây nhiều biến chứng như sau:

Vì vậy, ngay cả trước khi có ý định mang thai và trong từng giai đoạn tam cá nguyệt, phụ nữ cần lên kế hoạch tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, đảm bảo duy trì miễn dịch tốt cho mẹ, tạo “vỏ kén” bảo vệ thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và cả những tháng đầu đời sau sinh.

Tuy vậy, có không ít phụ nữ mang thai hiện nay vẫn chưa biết hoặc chưa có điều kiện tiếp cận với các thông tin khoa học đúng đắn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, các vắc xin quan trọng, lịch tiêm và các vấn đề thường gặp trong sản phụ khoa nhằm chăm sóc thai kỳ và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Chính vì vậy, vào lúc 20h thứ Sáu, ngày 24/11/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome và các đơn vị truyền thông uy tín tổ chức Chương trình Tư vấn trực tuyến “Dinh dưỡng và vắc xin trong thai kỳ – Mẹ khỏe mạnh, con thông minh”.

Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng uy tín như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Vĩnh Long; tiếp sóng trên các fanpage Báo điện tử VnExpress, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Nutrihome; kênh Youtube VNVC… với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Bệnh truyền nhiễm, Y tế dự phòng và tiêm chủng, sơ sinh và nhi khoa, nội tổng hợp và ngoại tổng hợp:

Đặt câu hỏi cho các chuyên gia ngay tại đây hoặc gọi về hotline 028 7102 6595 để được hỗ trợ.

Cập nhật lần cuối: 07:03 23/11/2023

Con cháu nay 16 tháng, nặng 9,5kg, cao 72cm. Hiện cháu đang bổ sung vitamind3k2mk7 vào buổi sáng. Trưa uống canxi hartus, chiều uống kẽm zinc. Ngoài các bữa ăn chính là cháo với cơm (ba bữa ăn trong ngày) thì cứ hai ngày cháu bổ sung 1 lần yến sào tự chưng, và phomai, sữa chua, hoa quả. Sữa 700ml/1 ngày. Bác sĩ cho cháu hỏi với chế độ như vậy thì cháu có cần phải hạn chế, hay bổ sung thêm gì không ạ?

Bé 16 tháng được ăn 3 bữa ăn chính (mặc dù chị chưa cung cấp chi tiết là mỗi bữa bé ăn bao nhiêu), bé có ăn thêm phomai, sữa chua, hoa quả và 700ml sữa/ngày, Như vậy chị đã cung cấp chế độ dinh dưỡng rất phù hợp với tuổi và thể trạng của bé. Tuy nhiên, để có thể đánh giá hiệu quả của một chế độ ăn tốt cần phải theo dõi sự phát triển (thông qua sự tăng cân và tăng chiều cao) và khả năng tiêu hóa (thông qua triệu chứng tiêu hóa như trẻ ăn ngon miệng, thích ăn, không nôn, phân bình thường tiêu hóa hết thức ăn nạp vào cơ thể…).

Hiện nay, bé vẫn đang được bổ sung vitaminD3/K2 vào buổi sáng, bé còn đang được uống canxi và kẽm. Vitamin D3 và vitamin K2 là cần thiết và có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, tuy nhiên trong những tháng đầu sau sinh bé rất cần vitamin K để dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn thì nên bổ sung vitamin cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, mỗi ngày 1 giọt tương đương 400 đơn vị, bổ sung cho đến khi trẻ biết đi và có đi ra ngoài nhiều, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kết hợp với chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất.

Theo tôi, chị nên chú ý liều lượng Vitamin D3/vitamin K2, canxi và kẽm vì nếu chị bổ sung kéo dài và liều cao thì có khả năng các vi chất này sẽ dư thừa cũng không tốt cho bé. Nếu chị còn băn khoăn về vấn đề này chị nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn chi tiết hơn.

Chúc bé luôn khỏe mạnh! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 024 3872 3872 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Tham khảo: Kiến thức chăm sóc trẻ