Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập (theo giải thích tại khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015).
Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập (theo giải thích tại khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015).
Tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ là hiện tượng nước tiểu rò rỉ đột ngột hoặc bị són tiểu khi có áp lực như hắt hơi, ho mạnh. Ngoài ra một số trường hợp tiểu không kiểm soát ngay cả khi không có bất kỳ áp lực nào tác động, tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi hoặc người có dấu hiệu của bệnh lý đường tiết niệu, thận,...
Tiểu không kiểm soát gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt
Khi người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện không chỉ là cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề mà tình trạng này còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, việc rò rỉ nước tiểu nếu không được điều trị sẽ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển, từ đó có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng sức khỏe.
Kiểm tra, thực hiện xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ có chuyên môn. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:
● Sử dụng các loại thuốc có khả năng giảm mật độ co thắt của bàng quang cũng như hạn chế tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài theo chỉ định của bác sĩ
● Sử dụng thuốc có hoạt chất Botulinum dạng tiêu để giãn cơ, chống co thắt theo chỉ định của bác sĩ,...
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị như sau:
● Thay đổi chế độ ăn lành mạnh bằng cách giảm mặn, giảm ngọt, tăng cường chất xơ và vitamin cần thiết.
● Uống nước lọc 2 lít/ngày với lượng uống mỗi lần vừa đủ và tránh uống quá nhiều trong một lần.
● Tập luyện bàng quang bằng cách xác định khoảng thời gian đi tiểu trong ngày.
● Tập luyện bài tập cơ vùng chậu như tập Kegel,...
Điều trị kiểm soát cơn tiểu bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt
Tiểu không kiểm soát không chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh mà còn có thể cảnh báo nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra và điều trị sớm. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BNV quy định tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Ủy quyền trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tuy không còn là vấn đề mới, song quy định về ủy quyền trong pháp luật về tổ chức bộ máy và pháp luật chuyên ngành vẫn còn những nội dung chưa được quy định chặt chẽ, đầy đủ. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về ủy quyền hành chính là cần thiết, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước hiện nay.
Quy định pháp luật về ủy quyền và ủy quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
Theo Từ điển Tiếng Việt(1) ủy quyền là việc giao người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã giao cho mình. Ủy quyền xuất hiện khá sớm và được áp dụng phổ biến trong các quan hệ dân sự, thương mại nên pháp luật dân sự quy định về ủy quyền rất cụ thể và chi tiết.
Cụ thể, Điều 138 Chương IX, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định: đại diện theo ủy quyền thì các cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Hình thức ủy quyền đa dạng và do các bên thỏa thuận có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi, trừ trường hợp pháp luật quy định phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, để hoạt động ủy quyền bảo đảm đúng quy định pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền, quyền, nghĩa vụ của các bên, đồng thời làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh thì ủy quyền thường được xác lập dưới hình thức văn bản là hợp đồng ủy quyền. Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 563, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ việc ủy quyền có thể xem xét, tính đến ủy quyền tiếp nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định, như có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và hình thức hợp đồng ủy quyền phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Bên cạnh đó, ủy quyền cũng được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo những nguyên tắc và mô hình, cấu trúc chặt chẽ, trong đó, mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp và sự vận hành phải thống nhất, liên tục. Mặc dù được tổ chức thành hệ thống đồng bộ, nhưng không phải lúc nào các cơ quan, người có thẩm quyền cũng trực tiếp thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà trong một số trường hợp có thể ủy quyền cho cơ quan, người có thẩm quyền khác thực hiện. Ủy quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xuất hiện với tần suất hạn chế hơn so với trong quan hệ dân sự, thương mại nhưng đã được quy định trong từng, ngành lĩnh vực đối với một số nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ quy định ủy quyền trong từng trường hợp cụ thể mà chưa quy định về những vấn đề chung, cơ bản mang tính nguyên tắc, như hình thức, thời hạn, điều kiện, trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc ủy quyền,… Trong quá trình áp dụng, nếu phát sinh vướng mắc thì về cơ bản các cơ quan, người có thẩm quyền sẽ vận dụng các quy định pháp luật có liên quan, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và những nguyên tắc của ủy quyền dân sự để xử lý. Điều này không bảo đảm tính chặt chẽ, nhất là quan hệ pháp luật hành chính có những yếu tố đặc thù, khác biệt với quan hệ pháp luật dân sự, thương mại. Một trong những thuộc tính cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính là mệnh lệnh và phục tùng, các chủ thể không bình đẳng mà là quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới và cấp dưới tuân thủ, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Mặt khác, quyền, nghĩa vụ trong quan hệ hành chính về bản chất mang yếu tố quyền lực nhà nước nên việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là cơ sở bảo đảm bộ máy hành chính nhà nước được vận hành hiệu quả đồng thời bảo đảm thực thi các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Trước yêu cầu thực tiễn, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã bổ sung những quy định về ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trong đó có những quy định chung về ủy quyền. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh việc ủy quyền trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp dưới trực tiếp, UBND có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ tịch UBND có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cùng cấp, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản.
Thực tiễn ủy quyền và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
Việc ủy quyền trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành rất đa dạng và phổ biến cả về chủ thể và nội dung ủy quyền. Về cơ bản, việc ủy quyền đã góp phần tạo cơ chế linh hoạt và hiệu quả trong tổ chức thực thi nhiệm vụ của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước và trong lãnh đạo, điều hành nội bộ cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, việc ủy quyền cũng phát sinh một số vướng mắc, hạn chế cả về tính thống nhất, đồng bộ và tính phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong các quy định pháp luật hiện nay. Cụ thể là:
Thứ nhất, pháp luật quy định chưa thống nhất về nguyên tắc áp dụng ủy quyền. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) trong trường hợp cần thiết, các chủ thể theo quy định được ủy quyền trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật. Song tại Khoản 1 Điều 12 Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức phi Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương lại quy định việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong luật. Trong trường hợp này, luật phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, về nguyên tắc, các chủ thể theo quy định được ủy quyền trừ trường hợp luật “cấm” ủy quyền. Điều này cho phép các chủ thể chủ động quyết định việc ủy quyền mà không nhất thiết phải căn cứ vào các quy định cụ thể về những nhiệm vụ được ủy quyền. Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành đang theo hướng quy định chi tiết một số nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền. Trong trường hợp này có thể hiểu rằng, cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ủy quyền những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật “cho phép”. Như vậy, pháp luật đang có sự thiếu thống nhất trong việc xác định nguyên tắc ủy quyền. Với tâm lý an toàn, tránh tranh cãi trong việc xác định cơ sở pháp lý thì các cơ quan, cá nhân thường chỉ thực hiện ủy quyền khi trong các văn bản pháp luật quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn đó được ủy quyền. Điều này làm cản trở sự chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực thi nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, trong quản trị cơ quan, tổ chức thì việc ủy quyền được áp dụng rất phổ biến. Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước tiên và cuối cùng trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đồng thời cũng là chủ thể được pháp luật quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng có với người đứng đầu. Để tổ chức công việc, căn cứ tính chất, yêu cầu nhiệm vụ và vị trí, vai trò của từng cá nhân, bộ phận cấu thành mà người đứng đầu phân công cho các cá nhân, đơn vị đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể nhằm huy động sức mạnh tập thể, phát huy sức sáng tạo gắn với tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị với công việc chung, góp phần bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, cần tiếp cận ủy quyền dưới hai góc độ: 1) Dưới góc độ của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thì ủy quyền được áp dụng giữa các cơ quan theo thứ bậc trên - dưới trong bộ máy hành chính để thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn; 2) Dưới góc độ quản trị tổ chức, ủy quyền được người đứng đầu áp dụng để tổ chức hợp lý công việc giữa họ với cấp phó và các đơn vị cấu thành, qua đó thực thi có hiệu quả vai trò lãnh đạo, điều hành, tổ chức công việc.
Hiện nay, quy định chung, mang tính nguyên tắc về ủy quyền dưới góc độ quản trị tổ chức chưa được quy định trong văn bản luật mà chủ yếu được quy định trong quy chế làm việc của từng cơ quan, đơn vị. Trong các quy chế làm việc, văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị hoặc văn bản phân công công việc giữa người đứng đầu với cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có quy định về việc người đứng đầu phân công, ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, như ký văn bản, thay mặt dự họp, thay mặt người đứng đầu chủ trì và giải quyết một số công việc cụ thể,…
Có thể thấy rằng, việc người đứng đầu giao cấp phó hoặc bộ phận cấu thành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được ghi nhận dưới nhiều thuật ngữ khác nhau như: “phân công”, “ủy nhiệm”, “giao”, “thay mặt”, “ký thay”,… Trong đó, có nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, giao hoặc ủy nhiệm thực hiện về bản chất là ủy quyền. Việc này dẫn đến những khó khăn khi giải quyết các vướng mắc phát sinh, nhất là pháp luật hiện hành chưa quy định những nội dung cơ bản về phân công, ủy nhiệm, giao, thay mặt,… thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, chủ thể thực hiện ủy quyền hiện nay rất đa dạng. Pháp luật chuyên ngành quy định nhiều chủ thể khác nhau được ủy quyền, nhưng các quy định này nằm tản mạn trong các văn bản khác nhau và chỉ điều chỉnh đối với từng trường hợp ủy quyền cụ thể. Trong khi đó, quy định về chủ thể ủy quyền trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) lại rất hẹp và chung. Điều này xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức chính quyền địa phương là đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính nên chủ thể ủy quyền là các cơ quan, cá nhân ở Trung ương không thuộc đối tượng điều chỉnh.
Mặt khác, việc quy định cơ quan hành chính nhà nước cấp trên được ủy quyền cho UBND cấp dưới trực tiếp trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) là chưa rõ ràng. Trường hợp cơ quan được ủy quyền là UBND cấp tỉnh thì việc xác định cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cũng là vấn đề còn tranh luận, bởi lẽ pháp luật hiện hành đang có quy định về ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ đối với UBND cấp tỉnh trong một số trường hợp. Tương tự như vậy, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan hành chính khác như Ban Quản lý khu công nghiệp, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, cơ quan thuế, cơ quan hải quan,… có được xem là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBND cấp huyện, cấp xã hay không để thực hiện ủy quyền cũng là vấn đề còn có ý kiến băn khoăn. Ngoài ra, các cơ quan hành chính nhà nước ngang cấp có được ủy quyền hay không như việc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có hay không việc ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp,…
Luật Tổ chức Chính phủ hiện nay chưa có quy định về những nội dung cơ bản của ủy quyền. Do đó, việc ủy quyền của các cơ quan, cá nhân ở trung ương chỉ được thực hiện đối với từng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những vướng mắc này chỉ có thể giải quyết nếu các quy định chung về ủy quyền trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi, hoàn thiện.
Thứ tư, việc ủy quyền cần tính đến sự đồng bộ với các quy trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Trình tự, thủ tục là nội dung không thể thiếu và là yếu tố mang tính bản chất của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên các nhiệm vụ, quyền hạn không thể được thực hiện một cách đơn lẻ. Mỗi nhiệm vụ, quyền hạn đều có sự tham gia của các cơ quan, cá nhân với vai trò, trách nhiệm khác nhau, từ việc đề xuất, tham mưu, tham gia ý kiến, thẩm định, trình, đến việc quyết định. Quy trình này thường được quy định rất cụ thể, chặt chẽ. Việc ủy quyền mà không tính đến việc điều chỉnh trình tự, thủ tục, cũng như quy định cụ thể các cơ quan, cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thì việc triển khai trên thực tế sẽ gặp rất nhiều vướng mắc, thậm chí không thể thực hiện được. Trên thực tế, khi ủy quyền cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới quyết định một số nhiệm vụ, quyền hạn, trong khi cơ quan trình, cơ quan tham gia ý kiến, thẩm định lại vẫn là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định nếu các cơ quan còn ý kiến khác nhau hoặc cơ quan được ủy quyền có ý kiến khác với cơ quan trình.
Thực tiễn vừa qua, nhiều nghị quyết của Quốc hội ban hành các cơ chế thí điểm triển khai các chính sách đặc thù cho địa phương, trong đó, nhiều nội dung về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương chủ động, linh hoạt hơn trong việc quyết định các vấn đề phát sinh từ hoạt động quản lý trên địa bàn, nhằm tháo gỡ, xử lý kịp thời những vướng mắc, bất cập phát sinh. Tuy nhiên, trong các quy định này mới tập trung điều chỉnh mang tính nguyên tắc việc ủy quyền mà thiếu các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục thực hiện ủy quyền nên việc triển khai thực hiện rất hạn chế. Cụ thể, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng quy định HĐND, UBND thành phố thực hiện phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương (Điều 10). Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội quy định UBND phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do UBND, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, quận, thị xã phân cấp, ủy quyền (Điều 5). Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh quy định UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định về ủy quyền trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng quy định bao quát các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở là chủ thể của ủy quyền thay vì chỉ tập trung điều chỉnh đối với các cơ quan ở địa phương. Trong đó, làm rõ việc có hay không cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được ủy quyền. Bởi lẽ, các cơ quan này về bản chất là cơ quan giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý mà không là cơ quan có thẩm quyền độc lập. Bên cạnh đó, quy định rõ việc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ và với UBND cấp tỉnh, UBND các cấp với UBND cấp dưới và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, đồng thời làm rõ việc có hay không việc ủy quyền giữa các cơ quan cùng cấp hay chỉ xác định việc ủy quyền hành chính đối với các cơ quan, người có thẩm quyền cấp trên với cơ quan, cá nhân cấp dưới.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định về ủy quyền với tính chất là phương thức của quản trị tổ chức, trong đó, lưu ý việc thống nhất khái niệm ủy quyền trong trường hợp người đứng đầu ủy quyền cho cấp phó hoặc bộ máy bên trong của cơ quan, đơn vị nhưng lại được sử dụng dưới các thuật ngữ khác nhau như: giao việc, phân công, ủy nhiệm,… Do đó, cần xác định những nhiệm vụ, quyền hạn được chuyển giao giữa lãnh đạo cơ quan, đơn vị với các cá nhân, bộ phận cấu thành là ủy quyền thì nên sử dụng thống nhất khái niệm ủy quyền để tạo cơ sở cho việc thực hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh khi thực hiện.
Thứ ba, sửa đổi các quy định về ủy quyền theo hướng nhất quán nguyên tắc các chủ thể được ủy quyền trừ trường hợp pháp luật “cấm”. Với nguyên tắc này thì việc quy định ủy quyền bảo đảm tính tập trung, tránh phân tán trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, đồng thời, tạo sự thống nhất cả trong nhận thức và thực hiện khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ủy quyền. Có như vậy, chúng ta mới khắc phục được hạn chế trong việc còn quan điểm khác nhau về cơ sở pháp lý của việc ủy quyền.
Thứ tư, khi thực hiện ủy quyền, cơ quan, cá nhân ủy quyền cần rà soát, làm rõ các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền. Trong trường hợp trình tự, thủ tục này do các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên thực hiện thì theo thẩm quyền cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục để phù hợp với vị trí, thẩm quyền của cơ quan được ủy quyền, qua đó, bảo đảm sự đồng bộ giữa cơ quan thực hiện ủy quyền với các cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ, quyền hạn ủy quyền. Như vậy, các quy định pháp luật về ủy quyền phải đảm bảo ràng buộc trách nhiệm pháp lý của cơ quan ủy quyền, không chỉ là trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất mà cả việc bảo đảm điều kiện về cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục theo quy định trước khi thực hiện ủy quyền./.
(1) Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, H.2008.
ThS Bùi Công Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ
Bài viết tổng hợp danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ và văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan.
Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đang có 18 Bộ.
Tổng hợp danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ (Ảnh minh họa)