Asperiores, tenetur, blanditiis, quaerat pariatur quibus dam veritatis quisquam laboriosam esse beatae hic perferendis
Asperiores, tenetur, blanditiis, quaerat pariatur quibus dam veritatis quisquam laboriosam esse beatae hic perferendis
Làng nghề Sơn Đồng cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20km về phía Tây Bắc, là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây (nay là Hà Nội) với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước.
Với tài năng của mình, những nghệ nhân nơi đây đã tạo nên những tác phẩm như tượng Phật có hồn và sống động vô cùng. Có thể nói các sản phẩm đó làm cho bất cứ ai nhìn vào đều không thể rời mắt vì vô cùng tinh xảo. Một tài năng đặc biệt ở những nghệ nhân và thợ lành nghề nơi đây được thể hiện qua việc du khách hay khách hàng muốn làm bất cứ pho tượng thờ nào, thì những người thợ nơi đây đều làm được ngay mà không cần mẫu có sẵn.
Các sản phẩm tinh hoa của Sơn Đồng không chỉ được khách hàng trên khắp cả nước tin cậy mà cả những khách hàng nước ngoài sẵn sàng về tận làng nghề để đặt hàng. Vì thế mà sản phẩm của Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng chiếm khoảng trên 50% trên toàn thị trường toàn quốc về tượng, đồ thờ cúng sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ màu hoàng kim, phục vụ đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân.
Làng Thượng Mạo là làng Việt cổ gắn với sự nghèo nàn, lạc hậu, đời sống khó khăn. Nhưng kể từ khi có nghề mộc thì đời sống người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo. Với sự nỗ lực học tập để lấy nghề cùng với quyết tâm nâng cao thành thạo về mực thước, tinh thông về chạm khắc mà Thượng Mạo trở thành làng nghề mộc nổi tiếng khắp cả nước.
Với bàn tay khéo léo của mình từng tốp thợ được tham gia xây dựng nhiều đình, chùa, miếu, nhà thờ theo kiến trúc cổ xưa. Một số công trình vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay như Đình Làng Đơ, Đình Khương Thượng, Đình Bình Đà, Đình La Tinh, Đình Đông Lao, Đình Văn Phú, Đình Khê Tang, Đình làng Thượng Mạo và nhiều công trình khác. Trải dài theo dòng lịch sử, đời trước truyền nghề cho đời sau, cha truyền con nối, cứ thế tiếp nối nghề mộc cho đến tận ngày nay.
Dần dần, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nghệ nhân không chỉ bó hẹp trong việc xây dựng đình, chùa, nhà cổ mà còn mở rộng sản xuất với đầy đủ các mặt hàng: đồ mỹ nghệ, trạm khắc, trang trí nội thất, gường, tủ, bàn ghế, cầu thang, khuôn cửa… Các sản phẩm của làng nghề Thượng Mạo luôn đảm bảo được uy tín, chất lượng, kỹ thuật sản phẩm, luôn được thị trường đánh giá cao và xứng danh Thợ Xốm.
CÔNG TY TNHH Tự Động Hoá Đông Phương Hà Nội
Hotline: 0968 68 99 88 – 0383 669 966
Fanpage: CNC Đông Phương Hà Nội
Youtube: CNC Đông Phương – Windcam
Nhà Máy: Khu công nghiệp Phố Nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên
Chi nhánh: Số 154/55, P. Hố Nai, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Chớm đông, cao nguyên Mộc Châu rộn ràng bước vào mùa cam ngọt, hồng thơm. Khắp các nương đồi, triền núi đến các nhà vườn tất bật người thu hái; những chuyến xe đầy ắp quả tươi ngược xuôi khắp các nẻo đường... Mộc Châu dịp này cũng hút khách bởi mùa hồng chín, với đa dạng các loại như hồng giòn, hồng ngâm, hồng chát treo gió. Cây hồng đã gắn bó với người dân Mộc Châu hàng chục năm nay. Không chỉ được trồng để thu hái, bán quả tươi, hay chế biến, sấy dẻo... giờ đây, những vườn hồng sai trĩu quả, không lá, rực sắc vàng cam còn trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo.
Chị Nguyễn Thanh Huệ, chủ một vườn hồng tại thị trấn Nông trường Mộc Châu chia sẻ: "Nhà tôi mở vườn hồng cho khách trải nghiệm du lịch thấy khách đến đông và rất thích thú, thu nhập cùng với hái quả bán lẻ có tăng lên". Còn vườn cam của gia đình ông Hà Văn Chiến ở tiểu khu 68, thị trấn Nông trường Mộc Châu những ngày này cũng khá nhộn nhịp. Những trái cam ly có tên gọi dân dã là cam rốn lồi, cam lòng vàng hay cam không hạt; vỏ mỏng, tép giòn, thơm sâu và ngọt đậm.
Không chỉ có những vườn cam, vườn hồng sai trĩu quả, cao nguyên Mộc Châu còn thu hút du khách bởi bốn mùa đơm hoa, kết trái. Sang xuân, vùng đất này khoác lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận, sắc hồng dịu dàng của cánh đào, cùng những trái dâu tây chín đỏ. Mùa hè là khi những đồi chè xanh mơn mởn, cùng những trái bơ, trái mận chín giòn. Rồi khi thu đến, cao nguyên lại ngập trong sắc vàng của ruộng lúa chín, với những bông cải e ấp nở trắng đồi...
Những năm qua, huyện Mộc Châu đã quan tâm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; hình thành nhiều mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm; đồng thời, tổ chức các hoạt động như hội trà cao nguyên, hoa hậu bò sữa, ngày hội hái quả... Đặc biệt, với gần 10.300 ha cây ăn quả, Mộc Châu đang xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao theo hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến. Nhiều HTX, doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm như: mận sấy, hồng sấy, rượu mận, siro dâu tây, mứt dâu tây, trà cam...
Bà Nguyễn Thị Hường - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu cho biết: "Mục tiêu của Mộc Châu là phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Bởi vậy, huyện khuyến khích các HTX, doanh nghiệp khai thác tiềm năng, xây dựng các mô hình du lịch trải nghiệm, xây dựng thương hiệu; góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, vừa nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân, vừa đem lại những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng và thu hút du khách".
Sự ưu ái của thiên nhiên cùng bàn tay cần cù, sáng tạo của người dân khiến cho mỗi mùa quả ngọt trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo; góp phần tô điểm cho bức tranh nông nghiệp và du lịch đầy sắc màu của cao nguyên Mộc Châu nói riêng cũng như của vùng Tây Bắc./.
VOV.VN - Với hàng loạt sản phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch được phát triển gần đây, tỉnh Sơn La kỳ vọng kết nối với Hà Nội – trung tâm gửi khách hàng đầu cả nước để thu hút khách cả từ miền Trung và miền Nam.
Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 30km về phía Tây, thôn Chàng Sơn, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất vốn nổi tiếng với nghề mộc thủ công mỹ nghệ. Tên làng nghề ngày xưa là Nủa Chàng, chữ “chàng” ở đây chỉ là mang tên một dụng cụ để làm nghề mộc. Đến năm 1956, làng Nủa Chàng được gọi là Chàng Sơn.
Thợ Chàng Sơn không chỉ làm nhà, chạm khắc kiến trúc, mà còn giỏi tạo tác đồ gỗ cao cấp (bàn ghế, sập, tủ, đôn, án thư…) và tạc tượng gỗ các loại. Những sản phẩm của Chàng Sơn không chỉ nổi tiếng trong vùng Thạch Thất mà còn vươn xa ra khắp các tỉnh Việt Nam và xuất khẩu sang nước ngoài cũng không ít. Nói về tay nghề của thợ Chàng Sơn thì nổi tiếng nhất chính là “18 vị La Hán” và “bộ tượng Phật” ở di tích quốc gia chùa Tây Phương, từng nét chạm khắc đều tỉ mỉ, tinh xảo. Có lẽ đến ngày nay đây vẫn là tác phẩm đẹp và kinh điển nhất mà nghệ nhân Chàng Sơn tạo ra.
Chàng Sơn đã được Hội làng nghề Việt Nam công nhận là “Làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam”. Chàng Sơn hiện nay có hàng trăm cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nghề mộc. Chàng Sơn cũng đã quy hoạch một khu làng nghề truyền thống, trong đó có những siêu thị đồ gỗ cao cấp. Đến với làng nghề Chàng Sơn, người ta có thể thấy rõ không khí lao động sản xuất hăng say, nhộn nhịp của một trong những làng nghề mộc nổi tiếng Việt Nam.