Mẫu Hợp Đồng Xúc Tiến Thương Mại

Mẫu Hợp Đồng Xúc Tiến Thương Mại

Năm 2018, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hồng Kong đạt giá trị 188,927 triệu đô la Mỹ, tăng 17,7% so với năm 2017. Hồng Kông – là một trong những thương cảng lớn nhất của Châu Á , là thành phố năng động với dân số hơn 7,4 triệu người và là một trong những khu vực có mức sống cao nhất Châu Á.

Năm 2018, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hồng Kong đạt giá trị 188,927 triệu đô la Mỹ, tăng 17,7% so với năm 2017. Hồng Kông – là một trong những thương cảng lớn nhất của Châu Á , là thành phố năng động với dân số hơn 7,4 triệu người và là một trong những khu vực có mức sống cao nhất Châu Á.

Xúc tiến xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Hiện nay, trong thời buổi hội nhập hóa toàn cầu. Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại toàn cầu. Xúc tiến hoạt động xuất khẩu là một trong những bộ phận quan trọng, nổi bật nhất của xúc tiến thương mại quốc tế. Nhằm tìm kiếm nhu cầu của thị trường nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Bên cạnh đó gia tăng các dịch vụ đối với thị trường quốc tế. Từ đó tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Để hỗ trợ cho các công việc xúc tiến thương mại được diễn ra tốt hơn thì cần phải có kế hoạch xây dựng dân dụng phù hợp.

Xúc tiến xuất khẩu sẽ bao gồm các hoạt động chính như sau:

Ngoài ra xúc tiến xuất khẩu hiện nay còn là một hoạt động hướng dẫn vận đảng chiến lược marketing thích hợp. Để các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài.

Vinarem – Mang thị trường rèm cửa cao cấp xuất khẩu thị trường nước ngoài

Xúc tiến nhập khẩu là các hoạt động tổ chức tìm hiểu về quốc gia xuất xứ. Cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà nước sở tại. Đang cần nhập khẩu cho nhu cầu sử dụng trong nước. Vì trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất mà không đáp ứng đủ các nhu cầu của người tiêu dùng.Các hoạt động xúc tiến nhập khẩu giúp cho các nhà nhập khẩu có thể so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như về chất lượng, giá cả, những điều kiện thương mại như vận tải, thanh toán… Giữa các nhà cung cấp khác nhau, để từ đó tìm được đối tác thích hợp.

Thực hiện hoạt động xúc tiến nhập khẩu trong chương trình xúc tiến thương mại quốc tế toàn cầu hiện nay. Nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích thương mại giữa các quốc gia với nhau. Giúp cân bằng cán cân thanh toán và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong nước.

Xúc tiến đầu tư là một hoạt động nhằm cung cấp các thông tin về tiềm năng thị trường. Các đối tác, bạn hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giải quyết các vấn để về thủ tục đầu tư, đặc điểm môi trường đầu tư… Các thông tin được trình bày một cách cụ thể chi tiết cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để từ đó thu hút được ngày càng nhiều hơn những đầu tư vào nước sở tại. Hoặc cũng có thể là giúp đỡ các nhà đầu tư trong nước. Nếu có nhu cầu đầu tư ra thị trường quốc tế.

Hoạt động này được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Sẽ kịp thời cung cấp các thông tin bổ ích nhất cho các nhà đầu tư. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo một cách toàn diện và đầy đủ nhất.

Đặc biệt, hiện nay IICCI đang muốn tìm một nhà cung cấp nón cói số lượng lớn – uy tín tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Đây là sản phẩm đầy tiềm năng ở thị trường Ấn Độ. Nếu nhà cung cấp nào có nhu cầu hợp tác với IICCI thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với IICCI theo hotline 0931310639 để được tư vấn.

Luật Xúc Tiến Thương Mại Hiện Hành Áp Dụng Cho Một Số Hình Thức Kinh Doanh Trong Giao Thương

Chương Trình Xúc Tiến Thương Mại Quốc Gia Là Gì?

Giúp Bạn Hiểu Hơn Về Các Hoạt Động Chung Của Phòng Xúc Tiến Thương Mại

Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận

[email protected][email protected]

Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024)... đã góp phần thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn phân phối lớn, các nhà nhập khẩu, mua hàng quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Ưu tiên triển khai các hoạt động XTTM trực tiếp kết nối khách hàng phát triển thị trường xuất khẩu

Tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 6/2024, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục XTTM – cho biết, trong bối cảnh khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu, sụt giảm thương mại, bất ổn địa chính trị, lạm phát tài chính dường như vẫn diễn ra trên diện rộng tại nhiều quốc gia, nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia đánh giá tiếp tục là điểm sáng với kinh tế vĩ mô dần được ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam đạt nhiều kết quả đáng kể cả thị trường nội địa và ngoại thương. Hoạt động thương mại đạt nhiều kết quả khởi sắc, xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước, duy trì cán cân thương mại xuất siêu. Sản xuất nông nghiệp ổn định, sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, trở thành điểm sáng của thương mại.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu triển khai trong 06 tháng đầu năm do Bộ Công Thương chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan bộ ngành, địa phương, hiệp hội trên cả nước triển khai đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chính như : Tăng cường xúc tiến thương mại khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Cụ thể, năm 2024, hoạt động XTTM phát triển thị trường xuất khẩu mà nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về XTTM chú trọng vào khai thác các thị trường mới ở Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ,... song song với các thị trường trọng điểm; tăng cường tận dụng và khai thác cơ hội từ các thị trường có FTA nhằm mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục XTTM, các đơn vị trong Bộ, các địa phương, hiệp hội ngành hàng ưu tiên triển khai các hoạt động XTTM trực tiếp kết nối khách hàng phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, da giày, phần mềm,... Thông qua việc duy trì sự hiện diện của các doanh nghiệp, ngành hàng, thương hiệu sản phẩm Việt Nam tại các hội chợ triển lãm quốc tế lớn; tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại các thị trường có FTA, thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, UAE, Bulgaria, Kazakhstan, Úc và New Zealand.

Bên cạnh các hoạt động XTTM tại nước ngoài, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được thực hiện ngay tại Việt Nam cũng ngày càng khẳng định tính hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã với nguồn lực XTTM còn hạn chế. Các hội chợ, triển lãm đa ngành cũng như chuyên ngành có quy mô lớn như Hội chợ Thương mại quốc tế - Vietnam Expo 2024, Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt Việt Nam 2024 - VIATT 2024, các Hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu thế mạnh như điều, hồ tiêu và gia vị, chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024)... đã góp phần thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn phân phối lớn, các nhà nhập khẩu, mua hàng quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Đồng thời, đây là cơ hội để Việt Nam từng bước khẳng định vị thế một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu với khả năng cung ứng cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và với chất lượng ngày càng được cải thiện.

“Các hoạt động XTTM phát triển ngoại thương trên đã hỗ trợ khoảng 2.000 đơn vị là các tổ chức XTTM, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, trong đó nhiều doanh nghiệp đạt được các thỏa thuận ban đầu với đối tác nhập khẩu, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, các biên bản ghi nhớ có giá trị thông qua việc tham gia Hội chợ, kết nối B2B quốc tế”- ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, với mục tiêu tăng cường công tác XTTM, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm địa phương của các Vùng kinh tế; hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, ông Vũ Bá Phú cho biết, Cục XTTM đã tham mưu Bộ Công Thương phối hợp với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng chủ trì tổ chức Hội nghị XTTM và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc (tại Lào Cai), vùng Tây Nguyên (tại Đắk Lắk), vùng Đồng bằng sông Hồng (tại Hà Nội), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (tại Đà Nẵng) thuộc chuỗi sự kiện XTTM, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu theo 6 vùng kinh tế do Bộ Công Thương tổ chức trong năm 2024 để trao đổi, thảo luận về triển khai các giải pháp hỗ trợ, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu chiến lược phát triển xuất nhập khẩu những năm tới; cơ hội thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của các Vùng kinh tế; một số giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại của các Vùng kinh tế; các hoạt động XTTM phát triển xuất khẩu năm 2024 của Bộ Công Thương với từng Vùng kinh tế.

Bên lề Hội nghị đã diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm quy mô lớn của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài các Vùng kinh tế với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức XTTM cùng hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu nước ngoài như Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông,…

Xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo

Ông Vũ Bá Phú cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, một trong những hoạt động XTTM khác là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đây là hoạt động quan trọng góp phần hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, nhập khẩu dây truyền công nghệ nhất là công nghệ nguồn của các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn  Quốc...

Tiêu biểu là: Tổ chức các hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp nước ngoài về môi trường đầu tư tại Việt Nam như: Tọa đàm đối thoại chính sách với các doanh nghiệp Hàn Quốc về Khởi nghiệp tại Việt Nam, Hội thảo trực tuyến Kết nối Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, các buổi Tọa đàm và giao thương với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại các tỉnh/thành phố của Trung Quốc vào Việt Nam,...

Cập nhật hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Việt Nam trên Trang thông tin Xúc tiến đầu tư vào Công nghiệp Việt Nam (investvietnam.gov.vn) nhằm giới thiệu môi trường đầu tư kinh doanh tại các địa phương; hướng tới kết nối cơ sở dữ liệu gắn với vùng sản xuất, vùng nguyên liệu để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp, hình thành vùng liên kết sản xuất công nghiệp, chuỗi cung ứng hiệu quả tại Việt Nam.

Tổ chức Hội thảo tập huấn nghiệp vụ xúc tiến đầu tư cho các địa phương và khu công nghiệp Việt Nam; phối hợp với KOTRA, Ban Korean Desk và chuyên gia Hàn Quốc tổ chức chương trình tập huấn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các địa phương (Bắc Kạn, Hưng Yên, Gia Lai, Bình Định) và tư vấn trực tiếp cho chính quyền địa phương về công tác xúc tiến đầu tư.

Phối hợp với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tư vấn, cung cấp thông tin thị trường cho địa phương, doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 06 Hội nghị giao ban XTTM với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã được thực hiện theo chuyên đề tổng hợp hoặc chuyên sâu theo nhóm thị trường và nhóm ngành hàng xuất khẩu. Các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ, Văn phòng XTTM tại Việt Nam đã cung cấp chi tiết gần 180 báo cáo về cập nhật thông tin sở tại, cung cấp hơn 25 nội dung tham luận đánh giá thuận lợi, cơ hội, nhận định về những thách thức, rủi ro đối với hoạt động xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, cập nhật thông tin về những quy định, tình hình cung ứng, biến động thị trường, định hướng xuất khẩu, đồng thời đề xuất nhiều biện pháp thiết thực, hữu ích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, xuất khẩu của Việt Nam.

“Đến nay, sự tham gia chủ động, tích cực của địa phương, hiệp hội ngành hàng, đông đảo doanh nghiệp đã giúp Hội nghị trở thành cầu nối trao đổi, thông tin hiệu quả, tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương, hiệp hội ngành hàng đại diện cộng đồng doanh nghiệp ở trong nước với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất - nhập khẩu nhằm tận dụng tối đa cơ hội mới từ các thị trường, thúc đẩy phát triển xuất khẩu bền vững và nhập khẩu hiệu quả”- ông Vũ Bá Phú cho hay và nhận định, trong 6 tháng đầu năm, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Chính phủ, công tác XTTM đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Các hoạt động XTTM đã góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với các thị trường trong và ngoài nước để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Kết hợp XTTM truyền thống với hiện đại

Trong bối cảnh nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục lại gia tăng các yêu cầu mới đối với thương mại quốc tế, thiết lập dày đặc hơn các rào cản thị trường, tăng xu hướng bảo hộ thương mại, chuyển đổi xanh, chú trọng các nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm organic, có yếu tố chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững… Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác XTTM.

Chính vì vậy, để bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công Thương đối với các nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay, ứng phó với những diễn biến phát sinh, đa dạng hóa thị trường và các mặt hàng xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, việc hỗ trợ địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển thị trường, cải thiện tình hình xuất nhập khẩu hiệu quả trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành Công Thương.

Ông Phú cho biết, thời gian tới, sẽ linh hoạt, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp XTTM truyền thống với hiện đại, gắn với thương mại điện tử, kinh tế số nhằm đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng vào các hoạt động XTTM số đối với các thị trường xuất khẩu chủ lực, thị trường có FTA với Việt Nam cùng các thị trường tiềm năng; Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông, quảng bá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình THQG và các sản phẩm đạt THQG, thương hiệu ngành hàng xuất khẩu, các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, tại các sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư và các sự kiện ngoại giao, văn hóa lớn ở trong nước và nước ngoài. Thực hiện tốt kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, tổ chức Lễ Công bố sản phẩm đạt THQG năm 2024 dự kiến vào Quý IV/2024.

Ngoài ra, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực XTTM cho các doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực XTTM trên nền tảng số, thương mại điện tử; tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, sản xuất bền vững nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với xu hướng thị trường hiện nay.