Nói đến công nghệ thông tin (CNTT), chúng ta đều nghĩ đến một lĩnh vực của tương lai, tác động tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết có rất nhiều chuyên ngành trong khối ngành CNTT. Chỉ khi hiểu rõ bạn mới có thể quyết định nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì triển vọng nhất.
Nói đến công nghệ thông tin (CNTT), chúng ta đều nghĩ đến một lĩnh vực của tương lai, tác động tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết có rất nhiều chuyên ngành trong khối ngành CNTT. Chỉ khi hiểu rõ bạn mới có thể quyết định nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì triển vọng nhất.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là ngành tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Nhìn chung, đây là một ngành học rất rộng, bao gồm các yếu tố tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể đến ô tô tự lái, phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại.
Nền tảng kiến thức về công nghệ máy tính và toán học là xương sống của hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo. Sinh viên có thể lựa chọn các chương trình cấp bằng ngành trí tuệ nhân tạo hoặc theo đuổi chuyên ngành AI từ các ngành học như khoa học máy tính, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật.
Lưu ý rằng nội dung của ngành học trí tuệ nhân tạo sẽ khác nhau giữa các trường đại học. Hầu hết các khóa học trí tuệ nhân tạo bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn, giúp bạn điều chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với sở thích và kế hoạch nghề nghiệp của mình. Do đó, bạn nên xem xét kỹ về danh mục các môn học và chương trình giảng dạy trước khi đăng ký.
Tầm quan trọng của mạng kết nối, thông tin, dữ liệu và truyền thông số hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thế, khi nói về việc nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Trọng tâm trong chương trình học gồm có xây dựng, thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy tính, vận hành hạ tầng truyền tải thông tin, truyền thông. Học ngành này, bạn có thể làm trong rất nhiều lĩnh vực từ truyền thông mạng xã hội, thương mại điện tử đến báo chí, quảng cáo trực tuyến...
Những vị trí việc làm phổ biến của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là:
Chuyên ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu có thể ứng tuyển những việc làm nào?
Một chuyên ngành khác khá hấp dẫn trong khối ngành CNTT là kỹ thuật máy tính. Bạn sẽ học về cả kỹ thuật phần cứng và phần mềm, từ thiết kế mạch điện đơn giản đến thiết kế vi xử lý, từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến an toàn thông tin và mạng truyền thông dữ liệu. Những cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính là:
Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) kết hợp kinh tế và công nghệ thông tin. Cụ thể hơn, lĩnh vực này tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu, làm cầu nối giữa các bên liên quan trong kinh doanh và hệ thống thông tin.
Trong sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế, việc quản lý hệ thống thông tin rất quan trọng đối với bất cứ tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào. Mục đích chính là phân tích nhu cầu khách hàng hay điểm mạnh – yếu nhằm đề xuất những biện pháp cải thiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.
Không chỉ là một ngành học hấp dẫn mà ở đó, sinh viên được tiếp cận với rất nhiều thông tin, môn học thú vị, công nghệ thông tin là ngành hot nhờ tính ứng dụng cao và tình trạng của thị trường lao động hiện nay: Cung không đủ cầu. Nhu cầu tuyển ứng viên học ngành công nghệ thông tin đã và đang không ngừng tăng lên, hơn nữa mức lương cũng khá cao.
Mặt bằng chung, mức lương của các vị trí phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin như lập trình viên là từ 8 - 15 triệu/tháng, cao nhất khoảng 40 triệu/tháng; trong khi kỹ sư phần mềm có lương cao nhất có thể lên tới 100 triệu/tháng (báo cáo hồi cuối năm 2020). Các vị trí không nhất thiết cần bằng đại học như nhân viên IT thì lương cũng khoảng 7 - 10 triệu/tháng, cao nhất lên tới 30 triệu/tháng.
Mặc dù mức lương không phải tất cả để đánh giá một ngành có hot hay không, có nên theo học ngành đó hay không nhưng rõ ràng thu nhập triển vọng, cơ hội việc làm lại là phần không thể thiếu ảnh hưởng tới quyết định của mọi người. Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực cạnh tranh, thu nhập tốt, dễ xin việc thì chắc chắn học công nghệ thông tin là lựa chọn tốt.
Thu nhập của ngành Công nghệ thông tin cao hay thấp?
Công nghệ thông tin (tên tiếng Anh là Information Technology) còn được gọi là ngành IT, tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào việc phát triển, sửa chữa, vận hành hệ thống mạng internet, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, thiết kế phần mềm, ứng dụng... phục vụ đời sống xã hội và phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, công nghệ thông tin chủ yếu được phát triển để kết nối và tự động hóa các quy trình làm việc từ hợp tác kinh doanh đến ứng dụng vào nghiên cứu khoa học, y tế. Khối ngành này xét tuyển các tổ hợp môn theo khối A00 (Toán - Vật lý - Hóa học), A01 (Toán - Vật lý - Tiếng Anh), B00 (Toán - Hóa học - Sinh học), D01 (Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh), D07 (Toán - Hóa học - Tiếng Anh) và C01 (Ngữ văn - Toán - Vật lý).
Công nghệ thông tin bao gồm nhiều chuyên ngành, được biết đến nhiều nhất là: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng... Dù bạn học chuyên ngành nào thì tư duy kỹ thuật, khả năng sáng tạo cũng sẽ được coi trọng. Trong quá trình học, bạn sẽ học về cách viết mã lập trình, phát triển và gia công phần mềm, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông, bảo mật và an toàn thông tin...
Đọc thêm: 12 keyword nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin
Trước đây, chuyên ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) thường được gộp chung với khoa học máy tính. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển thì đây đã trở thành chuyên ngành riêng biệt, được đầu tư rất nhiều ở những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Mặc dù tại Việt Nam thì chuyên ngành này vẫn chưa thực sự phổ biến lắm nhưng nếu được hỏi nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì chắc chắn bạn không thể không kể đến robot và trí tuệ nhân tạo.
Về cơ bản, chương trình học sẽ tập trung vào phát triển kiến thức, chuyên môn cũng như kỹ năng để phát minh ra máy móc tự động hóa, từ robot công nghiệp đến robot phục vụ cho y tế, chữa bệnh hay nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Học ngành này bạn có nhiều cơ hội đi du học tại nước ngoài và làm việc trong nhiều vai trò rất "ngầu" như:
Đọc thêm: Cách viết CV hấp dẫn cho ứng viên ngành Công nghệ thông tin
Cũng là học về công nghệ thông tin nhưng ngành hệ thống thông tin chủ yếu bao gồm các kiến thức, kỹ năng về thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu. Ứng dụng của ngành này đều nhằm tìm ra giải pháp quản lý chính trị xã hội và kinh doanh. Trong vài năm gần đây thì chuyên ngành này ngày càng hot vì khá dễ xin việc mà mức lương cũng rất ổn. Một số lựa chọn nghề nghiệp cho bạn bao gồm:
Cơ hội việc làm khi theo học chuyên ngành Hệ thống thông tin đa dạng
Khi được hỏi nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin, rất có thể những người trong nghề với kinh nghiệm dày dặn sẽ khuyên bạn nên thử sức với chuyên ngành an ninh mạng - hấp dẫn, lương cao mà lại còn khá "hiếm" nên dễ xin việc. Bạn sẽ được học về lập trình, phân tích dữ liệu, phân tích rủi ro và các mối đe dọa, cách thiết kế bảo mật cho hệ thống thông tin, kỹ thuật mật mã... Công việc của những ai học và làm trong lĩnh vực an ninh mạng là bảo vệ hệ thống, chống lại sự xâm nhập của tin tặc, đảm bảo an toàn không gian mạng.
Những vị trí việc làm dành cho các bạn có bằng cử nhân ngành an ninh mạng là:
Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin không phải là một câu hỏi dễ tìm ra đáp án. Tuy nhiên, với những thông tin JobOKO vừa chia sẻ thì chắc hẳn bạn đã có định hướng tốt hơn rồi đúng không? Dù học chuyên ngành nào thì sự nỗ lực và niềm yêu thích cũng sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của bạn!
“Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin” là một trong những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bạn học sinh THPT. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin để đưa ra được quyết định chọn ngành chính xác.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên kỹ thuật số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò là công nghệ cốt lõi. CNTT không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là động lực quan trọng để giúp các ngành khác phát triển. Trong tương lai, cách sống, làm việc, sản xuất của con người sẽ được thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ mới sẽ sắp xếp lại thị trường lao động, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện thay thế.
Với tiềm năng to lớn như vậy, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu dấn thân tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp của mình trong lĩnh vực Công nghệ thông tin này. Tuy nhiên, lĩnh vực CNTT rất rộng và có nhiều nhóm ngành nhỏ bên trong. Vậy, ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào? Và bạn trẻ nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết này nhé.