Nghe Nhạc Gì Để Dễ Học Thuộc Bài

Nghe Nhạc Gì Để Dễ Học Thuộc Bài

Anh lần đó ta gặp nhau có nhớ không anh? Chàng đã cho em biết bao nhớ mong về chàng Em yêu rồi chàng có biết không... lâu không gặp lòng thấy nhớ mong Chàng biết hay chăng em đây thật lòng muốn nói.... Anh đã bao giờ anh thấy nhớ 1 ai Người đó đã cho em biết bao nhiêu đợi chờ Chờ đến 1 ngày được cùng sánh đôi, trên con đường ngày đó gặp nhau Và mãi có nhau đi trên con đường mai sau Này anh yêu hỡi có biết trái tim em đang mong đang trông ngóng anh Lòng yêu anh nhưng biết cách nào thấy anh? Tìm anh nơi đâu..? muốn nói tiếng yêu anh để con tim thôi buồn bã Có biết không chàng? (Hả)... Biết hay không chàng? (gì....) Em thật lòng muốn nói Rằng em yêu anh!!! Vì em yêu anh!!! Thật lòng con tim em vẫn mong anh là của em đi Em yêu mình anh (nhé) Chỉ thương mình anh (nhé) Chàng hãy tin em chàng ơi Rằng em yêu anh Vì em yêu anh Thật lòng em mong sao sẽ có 1 ngày đến bên em Nói anh cũng nhớ em Và mãi có nhau

Anh lần đó ta gặp nhau có nhớ không anh? Chàng đã cho em biết bao nhớ mong về chàng Em yêu rồi chàng có biết không... lâu không gặp lòng thấy nhớ mong Chàng biết hay chăng em đây thật lòng muốn nói.... Anh đã bao giờ anh thấy nhớ 1 ai Người đó đã cho em biết bao nhiêu đợi chờ Chờ đến 1 ngày được cùng sánh đôi, trên con đường ngày đó gặp nhau Và mãi có nhau đi trên con đường mai sau Này anh yêu hỡi có biết trái tim em đang mong đang trông ngóng anh Lòng yêu anh nhưng biết cách nào thấy anh? Tìm anh nơi đâu..? muốn nói tiếng yêu anh để con tim thôi buồn bã Có biết không chàng? (Hả)... Biết hay không chàng? (gì....) Em thật lòng muốn nói Rằng em yêu anh!!! Vì em yêu anh!!! Thật lòng con tim em vẫn mong anh là của em đi Em yêu mình anh (nhé) Chỉ thương mình anh (nhé) Chàng hãy tin em chàng ơi Rằng em yêu anh Vì em yêu anh Thật lòng em mong sao sẽ có 1 ngày đến bên em Nói anh cũng nhớ em Và mãi có nhau

Nghe nhiều lần phát âm của những (cụm) từ mới

Mỗi khi gặp một từ hay cụm từ mới, bạn nên dành chút thời gian tra phát âm của nó, nghe phát âm này nhiều lần, rồi đọc theo một vài lần. Điều này là để đảm bảo bạn phát âm đúng, cũng như sau này dễ dàng nghe ra từ mình đã biết. Những từ điển uy tín bạn có thể dùng là http://oxfordlearnersdictionaries.com/ và http://dictionary.cambridge.org/.

Một trang nữa rất hay là https://youglish.com/. Tại trang này, bạn hãy nhập một từ hoặc một cụm từ vào thanh tìm kiếm. Kết quả của rất nhiều video YouTube có chứa từ này sẽ hiện ra. Bạn hãy nghe thật nhiều và cảm nhận phát âm của những người bản xứ khác nhau. Điều này sẽ cải thiện khả năng bạn nhận diện được các cụm từ mới.

Như có nhắc đến ở trên, nghe tốt là kết quả của rất nhiều khía cạnh. Lượng từ vựng bạn sở hữu là một trong số những khía cạnh đó.

Một điều rõ ràng là bạn không thể hiểu những từ mà bạn không biết. Bạn có thể nghe được âm thanh của một từ, nhưng không biết từ đó có nghĩa gì. Vậy nên, để cải thiện kỹ năng NGHE HIỂU, bạn cần có vốn từ vựng dồi dào.

Để tăng vốn từ vựng, công thức muôn thuở vẫn là tiếp xúc với tiếng Anh thật nhiều. Bạn hãy nghe và xem những gì bạn thích. Bên cạnh đó, hãy đọc thêm sách, truyện, và những bài viết tiếng Anh về chủ đề mà bạn quan tâm.

Kỹ năng nghe hiểu của bạn sẽ cải thiện một cách từ từ nhưng vững chắc. Nếu bạn chăm chỉ học tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kể sau 6 tháng. Để giỏi tiếng Anh, bạn chỉ cần siêng năng và kiên nhẫn. Vậy nên, đừng trì hoãn lâu hơn nữa. Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Nghe thật nhiều, nhiều ơi là nhiều vào

Thật ra thì cái này không hẳn là phương pháp. Cái này là điều bắt buộc. Đúng thế. BẮT BUỘC các bạn ạ. Không có chuyện một người chưa vẽ bao giờ bỗng dưng phết ra một bức tranh tuyệt đẹp ngay từ lần đầu cầm bút. Không có chuyện một người chưa tập hip hop bao giờ bỗng dưng chống đầu xuống đất xoay 10 vòng rất chi là điệu nghệ. Và cũng không có chuyện một người hiếm khi tiếp xúc với tiếng Anh tự dưng nghe người bản xứ nói chuyện rồi hiểu dễ dàng.

Để nghe hiểu người bản xứ, bạn phải nghe chính người bản xứ sử dụng ngôn ngữ của họ. Bạn phải tiếp xúc với Tiếng Anh thật nhiều. Khi nghe nhiều, bạn cũng tự động biết được những mẫu câu thông dụng mà người bản xứ nói. Điều này sẽ giúp bạn nghe tốt hơn.

Khi bạn nghe một câu, não bạn sẽ đối chiếu nó với những câu bạn đã từng nghe (dữ kiện âm thanh) để rút ra ý nghĩa cho câu đó. Nghe tốt không chỉ là việc bạn có đôi tai nhạy cảm. Bạn biết càng nhiều mẫu câu thì khả năng nghe của bạn sẽ càng tốt lên.

Có rất nhiều tài liệu để cải thiện kỹ năng nghe hiểu của bạn. Bạn có thể xem TV show, bạn có thể xem phim, xem video YouTube, nghe TED Talks, nghe các tài liệu mà các bạn đã tải về rất nhiều rồi để đó chưa bao giờ đụng tới. Nghe gì cũng được. Hãy bắt đầu ngay thay vì chờ một tài liệu hay phương pháp hoàn hảo nào đó.

Bất kể tài liệu nào cũng đều giúp ích cho bạn, miễn là:

– Nó có ý nghĩa với bạn. Nó là một cái gì đó hoặc là bình dân mà bạn có thể dùng hằng ngày, hoặc là chủ đề ưa thích của bạn (tình yêu, phát triển bản thân, tài chính, sức khỏe, gì gì đó).

– Bạn hiểu hầu hết nội dung tài liệu (80-95%). Khó quá thì nản, dễ quá thì chán. Vậy nên chọn cái phù hợp với cấp độ của mình nha.

Cứ nghe nhiều, không chỉ kỹ năng nghe hiểu mà toàn bộ khả năng ngôn ngữ của bạn đều sẽ cải thiện.

Khi bạn dùng phụ để tiếng Việt, đa phần thời gian bạn sẽ đọc thầm tiếng Việt trong đầu và không chú ý đến âm thanh mà nhân vật nói, bao giờ có bom rơi đạn nổ thì bạn mới nghe thôi. Nhưng phụ đề tiếng Anh thì lại tốt. Nó giúp bạn liên kết những từ bạn biết với phát âm tự nhiên của chúng.

Bạn cũng có thể khỏi dùng phụ đề để thách thức khả năng nghe của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nghe được thứ mà bạn không biết. Vậy nên, xét về phương diện hấp thụ ngôn ngữ, dù gì bạn cũng nên nghe với phụ đề tiếng Anh một lần.

Những cách nói giảm âm có tên tiếng Anh mỹ miều là Reductions. Thông thường, khi những người bản xứ giao tiếp với nhau, họ sẽ lướt qua những từ không quan trọng. Chẳng hạn, “to” sẽ không được phát âm là /tu:/ mà sẽ phát âm là /tə/ (rất yếu). Nếu như bạn kì vọng mình sẽ nghe âm /tu:/, có thể bạn sẽ không nghe được những gì người khác nói.

Làm cách nào để biết được những âm được giảm này. Một là nghe nhiều, bạn sẽ tự động dần dần quen với nó. Hai là tìm hiểu một cách chủ động, để về sau bạn dễ nhận dạng các âm này hơn. Các bạn có thể tham khảo danh sách này của cô Rachel: https://goo.gl/qRDPxM

Tương tự như Reductions, còn một điều khiến người Việt khó nghe người bản xứ nữa đó là Linking – nối âm. Nối âm không phải là cái người bạn xứ cố tình làm để gây khó dễ cho chúng ta. Nối âm xảy ra một cách tự nhiên khi bạn nói nhanh và phát âm đầy đủ phụ âm cuối. Nó khó với người Việt bởi vì trong tiếng Việt, phụ âm cuối được kết hợp với nguyên âm để tạo thành một âm mới. Ví dụ: A + Nờ = An. Thông thường, chúng ta hay bỏ hết phụ âm cuối trong tiếng Anh luôn. Ví dụ: This is my house => Đít i mai hao.

Trong tiếng Anh, một từ được phát âm bằng một loạt những âm riêng lẻ và liên tiếp. Khi bạn nghe từ “man” (người đàn ông), nếu nghe kĩ, bạn sẽ thấy bóng hình của âm /n/ ở cuối. Từ “man” kết thúc với lưỡi chạm ở vòm họng trên, phía sau răng cửa. Đó là cách phát âm âm /n/.

Vậy, để nghe được nối âm (hay tốt hơn nữa là nói có nối âm), chúng ta cần trước hết ý thức được về sự nối âm. Bạn có thể tham khảo danh sách này của cô Rachel để biết các trường hợp nối âm: https://goo.gl/WMcbe2

Và từ giờ về sau, khi nghe Tiếng Anh, hãy luôn để ý tới phụ âm cuối. Khi bạn tập trung, nó sẽ biểu hiện rất rõ ràng.

Chép chính tả là một trong những cách hiệu quả nhất để luyện nghe, đặc biệt là đối với những bạn mới học và kỹ năng nghe còn yếu. Miêu tả đơn giản về chép chính tả là như thế này. Bạn chuẩn bị một cây bút, một tờ giấy, một tinh thần tràn đầy năng lượng. Xong mở một cái audio, cho chạy đi chạy lại từng câu, và chép xuống những gì mình nghe được.

Chép chính tả kết hợp cả ba cách thức học tập: hình ảnh, âm thanh, vận động cơ thể. Điều đó giúp bạn tập trung hơn và nhớ lâu hơn. Chép chính tả giúp bạn nghe kĩ những âm khó, những âm đuôi. Chép chính tả giúp bạn học từ vựng và ngữ pháp. Và với tần suất lặp lại nhiều mỗi câu, chép chính tả giúp bạn học sâu, dùng được mà không cần suy nghĩ nhiều.

Để hiểu thêm về phương pháp nghe và chép chính tả, bạn đọc bài này nhé: [chèn link bài về chép chính tả vào].