TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NĂM 2024 *******
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NĂM 2024 *******
Thông tin về các ngành tuyển sinh năm 2023 của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau như sau:
a. Đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo
Xét tuyển theo từng đợt trong năm. Cụ thể:
*Hệ trung cấp: Xét điểm TB cả năm lớp 10.
c. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
*Hệ cao đẳng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm xét tuyển ≥ 5.0 điểm theo thang điểm 10.
*Hệ trung cấp: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương và có điểm xét tuyển ≥ 5.0 theo thang điểm 10.
Thí sinh lựa chọn đăng ký theo 1 trong các hình thức sau:
*Đăng ký trực tiếp: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại:
*Gửi hồ sơ chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau, số 8 đường Mậu Thân, Khóm 6, Phường 9, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
d. Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.
Xem thêm: Các trường cao đẳng khu vực Miền Nam
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.
THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024 *******
Năm 2024, Nhà trường tuyển sinh hệ Cao đẳng, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, Trung cấp 9+ (Học song song THPT) các ngành nghề chuẩn theo mô hình Hàn Quốc:
7. Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
8. Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
9. Nghề Vẽ và thiết kế trên máy tính
* Hệ Cao đẳng: Tốt nghiệp THPT: Thời gian đào tạo 03 năm
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Nhận phiếu Đăng ký khi nộp hồ sơ)
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp cùng năm đăng ký xét tuyển)
- Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
* Hệ liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: Tốt nghiệp Trung cấp, Trung cấp nghề có cùng ngành nghề Nhà trường đào tạo: Thời gian đào tạo từ 01 năm đến 1,5 năm
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Nhận phiếu Đăng ký khi nộp hồ sơ)
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp cùng năm đăng ký xét tuyển)
- Bản sao công chứng bảng điểm; bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Trung cấp nghề
- Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
* Hệ Trung cấp: Tốt nghiệp THCS: Thời gian đào tạo 03 năm
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Nhận phiếu Đăng ký khi nộp hồ sơ)
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương (Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp cùng năm đăng ký xét tuyển)
- Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
* Liên hệ: Tổ Tuyển Sinh, Trường CĐN Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội
- Đường Uy Nỗ - Thị trấn Đông Anh - Hà Nội
- Hotline: 0243.8800048 – 0965.890.191 (Thầy Ban)
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số: 1965/QĐ - BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý của Nhà trường thuộc phía Bắc của Thủ đô, gần các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong và cạnh hệ thống các công ty trên địa bàn huyện Đông Anh. Hệ thống giao thông thuận tiện, đặc biệt gần các tuyến xe buýt số: 15, 17, 43, 46, 53, 59, 61 ...và các tuyến xe đi ngoại tỉnh.
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng với số vốn trên 350 tỷ đồng và là trường duy nhất của thành phố Hà Nội được Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 6 triệu USD phục vụ trang thiết bị, máy móc, chương trình, giáo trình đào tạo 06 nghề đạt Chuẩn Hàn Quốc: Cắt gọt kim loại; Hàn; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Cơ điện tử.
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
Đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề khối cơ khí, điện, điện tử, công nghệ ô tô và công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề; đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu doanh nghiệp, mở rộng những ngành nghề đào tạo khác khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên và theo nhu cầu của thị trường lao động. Đào tạo và tổ chức xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc
Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật gắn với thực tập của sinh viên, học sinh theo quy định của pháp luật. Kết hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh đào tạo theo đơn đặt hàng, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chuyên đề, bồi dưỡng nâng bậc thợ. Tổ chức đào tạo liên thông các ngành nghề đào tạo tại trường. Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực tổ chức đào tạo các ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu.
Ngày Hội tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm tại trường
Giới thiệu trường (Nguồn: Youtube)
Khuôn viên Nhà trường diện tích 7,1 ha được thiết kế và xây dựng các công trình phụ trợ theo mô hình các Trường dạy nghề của Hàn Quốc: Hệ thống nhà xưởng thực hành, lý thuyết hiện đại đầy đủ các trang thiết bị do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; Khu ký túc xá khang trang, tiện nghi (Giường, tủ, công trình phụ khép kín, nước nóng, Wifi ...); Hội trường, nhà thể chất với 500 chỗ ngồi; Hệ thống thư viện điện tử hiện đại,...
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Máy móc thiết bị nghề cắt gọt kim loại đang lắp đặt và chạy thử tại trường.
Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
1. Ngành/ nghề đào tạo: Cắt gọt kim loại
Mô tả nghề: Sinh viên được đào tạo trên các mô hình gia công mô phỏng; các thiết bị như máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào, trung tâm gia công (máy tiện CNC, phay CNC, máy xung…)
- Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
- Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội.
- Có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc nắm bắt đầy đủ các đặc tính cơ lý của quá trình gia công, nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các máy cắt kim loại thông dụng, vận dụng để đạt hiệu quả cao.
- Phân tích được cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính năng kỹ thuật, công dụng của máy Tiện, máy Phay, máy Bào, máy mài ... vận hành, điều khiển kiểm tra, bảo quản và xử lý được các sự cố đơn giản của máy.
- Lập được trình tự các bước làm việc cho một công việc Cắt gọt kim loại trên các máy công cụ bất kỳ. Chuẩn bị được vật liệu, dụng cụ theo yêu cầu. Đọc được bản chi tiết. Chọn được chế độ cắt của từng phương pháp gia công theo yêu cầu của bài tập.
- Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật không sai phạm các điều luật quy định.
- Quan tâm việc bảo vệ môi trường lao động không sai phạm việc sử dụng các trang thiết bị, biện pháp an toàn và chăm sóc thường xuyên máy móc thiết bị, tổ chức làm việc gọn gàng ngăn nắp.
- Thực hiện đúng tư thế tác phong năng động và biết ứng xử trân trọng văn minh, đáp ứng sự đòi hỏi tiến bộ không ngừng của xã hội.
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;
+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;
+ Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2,5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra2,5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông th¬ường của máy, đồ gá và vật gia công;
+ Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản;
+ Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;
+ Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2,5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC;
+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;
+ Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;
Tìm kiếm việc làm ở đâu: trong các doanh nghiệp, tập đoàn về cắt gọt kim loại, gia công khuôn mẫu
Mã: Cao đẳng: 6520123 Trung cấp: : 5520123 Sơ cấp:
- Giảng dạy thực hành đầy đủ các phương pháp hàn, công nghệ hàn tiên tiến, hiện đại nhất: Hàn khí oxy-axetyle (OAW); Hàn hồ quang tay (SMAW); Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ MIG; MAG (GMAW); Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW); Hàn TIG (GTAW); Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ (SAW); Hàn Plasma; Hàn nhựa…Vận hành các trang thiết bị kiểm tra, siêu âm chất lượng mối hàn …
- Đáp ứng được các yêu cầu về khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu mà người học phải đạt được với mỗi cấp trình độ đào tạo được qui định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;
- Đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc Gia đã ban hành;
- Cập nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
- Nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
- Người học có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
- Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bàng tay, máy cắt khí con rùa;
- Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật;
- Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, GMAW, FCAW, SAW, GTAW);
- Đấu nối được thiết bị hàn (SMAW, GMAW, FCAW, SAW, GTAW) một cách thành thạo;
- Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, GMAW, FCAW, SAW, GTAW)
- Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 4F), mối hàn giáp mối từ (1G – 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G , 2G, 5G, 6G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;
- Hàn được các mối hàn MAG/ MIG vị tri hàn 1F - 3F, 1G - 4G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Hàn được các mối hàn GTAW căn bản, nâng cao;
- Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Hàn được thép hợp kim bằng phương pháp xử lý nhiệt theo yêu cầu;
- Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;
- Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;
- Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;
- Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn;
- Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;
- Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp
-Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước có nghề Hàn.
-Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.
Tìm kiếm việc làm ở đâu: trong các doanh nghiệp, tập đoàn về gia công cơ khí
3.Ngành/ nghề đào tạo: Công nghệ ô tô
- Sinh viên được học tập, thực hành sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống động cơ, hệ thống gầm, hệ thống điện trên ô tô; tiếp cận với các thiết bị phục vụ việc chẩn đoán sửa chữa ô tô; các thiết bị mô hình mô phỏng các hệ thống điện, động cơ xăng, động cơ diesel, hộp số, ly hợp, phanh, điều hòa…
Đào tạo sinh viên học tập, thực hành sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống động cơ, hệ thống gầm, hệ thống điện trên ô tô; tiếp cận với các thiết bị phục vụ việc chẩn đoán sửa chữa ô tô; các thiết bị mô hình mô phỏng các hệ thống điện, động cơ xăng, động cơ diesel, hộp số, ly hợp, phanh, điều hòa…
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;
+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.
- Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
- Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.
Tìm kiếm việc làm ở đâu: ở các nhà máy lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô máy động lực; Gara bảo dưỡng các dòng xe; ở các trạm đăng kiểm, kiểm định ô tô
4.Ngành/ nghề đào tạo: Điện công nghiệp
Sinh viên được học tập, thực hành, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử và các dây chuyền sản xuất công nghiệp, lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng...
Đào tạo lý thuyết, thực hành, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử và các dây chuyền sản xuất công nghiệp, lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng...
Một số yêu cầu đối với người học:
- Những người có trình độ học vấn và có đủ sức khoẻ phù hợp với nghề cần học đều được tuyển sinh học nghề trình độ Sơ cấp.
- Những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở (viết tắt là THCS) hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (viết tắt là THPT), có đủ sức khoẻ để học tập và lao động phù hợp với nghề cần học đều được tuyển sinh học nghề trình độ Trung cấp.
- Những người đã tốt nghiệp THPT, Trung cấp chuyên nghiệp (viết tắt là TCCN), Trung cấp nghề (TC) sau đây gọi chung là THPT hoặc tương đương, nếu có đủ sức khoẻ để học tập và lao động phù hợp với nghề cần học đều được đăng ký học nghề trình độ Cao đẳng.
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
+ Thực hiện được công tác bảo hộ lao động. Công tác phòng chống cháy, nổ, nhiễm bụi và nhiễm độc hoá chất;
+ Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện;
+ Lập trình và kết nối đượccác bộ điều khiển khả trình PLC; vi điều khiển và LoGo;
+ Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện nhà, các thiết bị điện và điên lạnh;
+ Sửa chữa quấn dây được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm linh kiện ứng dụng cho ngành điện;
+ Xử lý được một số tình huống phức tạp trong quá trình làm việc của thiết bị, khí cụ điện và mạch điện;
+ Có khả năng giao tiếp và kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề có hiệu quả;
+ Phối hợp được nhóm với các công nhân Sơ cấp nghề và Trung cấp nghề khác để hoàn thành công việc chuyên môn; đồng thời có năng lực làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm. Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.
- Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng, nhân viên vận hành;
- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.
Tìm kiếm việc làm ở đâu: trong các trạm điện, công ty xây lắp công trình điện, nhà máy, các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất công nghiệp hay tại nhà … Cơ hội trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
5.Ngành/ nghề đào tạo: Điện tử công nghiệp
Sinh viên được học tập, thực hành sửa chữa, thiết kế các mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng; Vận hành, kết nối các thiết bị điện tử trong các dậy chuyền công nghiệp; nhận biết các linh kiện điện tử, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử...
Đào tạo sinh viên thực hành sửa chữa, thiết kế các mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng; Vận hành, kết nối các thiết bị điện tử trong các dậy chuyền công nghiệp; nhận biết các linh kiện điện tử, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử...
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện tử;
+ Đọc, vẽ được các bản vẽ điện, điện tử thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Lập trình thành thạo các chương trình điều khiển dùng PLC;
+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công
+ Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
+ Kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu công việc;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghề;
+ Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề.
Ngành điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Được ưu tiên tuyển dụng tại các công ty Hàn Quốc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể tham gia xuất khẩu lao động tới các thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Tìm kiếm việc làm ở đâu: Trong các nhà máy, xí nghiệp … Cơ hội trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
6.Ngành/ nghề đào tạo: Cơ điện tử
Sinh viên được học tập trên hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; cảm biến, robot; Thực hành các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…
Thực hành các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…
Chuẩn đầu ra của nghề (Kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp):
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;
+ Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;
+ Giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
Tìm kiếm việc làm ở đâu: Trong các nhà máy, xí nghiệp … Cơ hội trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với mục tiêu “tiên phong trong đào tạo nghề chất lượng cao”, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP.Hà Nội đã chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung đào tạo theo hướng linh hoạt, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn Thủ đô nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.
Nhà trường nhận Bằng khen của Chính phủ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập (2013 - 2023)
Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP.Hà Nội được thành lập năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động năm 2014, là trường công lập trực thuộc UBND TP.Hà Nội. Nhà trường được UBND Thành phố đầu tư cơ sở vật chất, Chính phủ Hàn Quốc đầu tư về trang thiết bị, chương trình, giáo trình và đào tạo giáo viên với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, cung cấp cho các ngành công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn TP.Hà Nội và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Sau 10 năm tuyển sinh vào đào tạo, Trường đã từng bước khẳng định được vị thế trong lĩnh vực đào tạo nghề của Thủ đô và cả nước. Từ quy mô tuyển sinh khoảng 500 học sinh, sinh viên/năm, đến nay đã tăng lên trên 1.000 học sinh, sinh viên/năm. Nhà trường đang ổn định quy mô đào tạo gần 3.000 sinh viên hệ chính quy và khoảng 1.500 học viên/năm diện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các doanh nghiệp.
Thầy giáo Nguyễn Công Truyền, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Từ những ngày đầu thành lập, Trường luôn đi theo mục tiêu “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước”. Bên cạnh được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo chất lượng cao theo mô hình của Hàn Quốc, Nhà trường còn triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Các khoa, bộ môn và bản thân từng giảng viên chủ động trong việc tìm tòi, thay đổi các phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Công tác đào tạo được đổi mới theo hướng tích lũy mô đun, tín chỉ, cập nhật bổ sung hoàn thiện các chương trình đào tạo, đảm bảo 100% các môn học có giáo trình, chương trình và tài liệu giảng dạy. Học sinh sinh viên được học tiếng Hàn miễn phí. Các lớp được tổ chức thực hành, thực tập theo đúng kế hoạch.
Nhà trường được UBND Thành phố đầu tư cơ sở vật chất, Chính phủ Hàn Quốc đầu tư về trang thiết bị, chương trình, giáo trình và đào tạo giáo viên với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao
Không chỉ vậy, Nhà trường còn tăng cường phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp lớn, có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để đưa sinh viên đến đào tạo, thực hành. Đồng thời, chú trọng đưa kỹ năng mềm trở thành môn học chính thức của sinh viên. Nhờ vậy, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành cơ sở đào tạo uy tín trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Trường có rất nhiều thành tích trong các cuộc thi kỹ năng nghề: Năm 2018 tại Hội thi học sinh giỏi cấp Thành phố, Trường đạt 01 giải Nhất, 01 giải Ba và 01 học sinh đạt giải Nhất cấp Quốc gia. Năm 2020 đạt 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích cấp Thành phố và 01 giải Ba cấp Quốc gia.
Hàng năm, tỷ lệ sinh viên có việc làm trên 96% với mức lương từ 8-15 triệu đồng/tháng. Nhiều nghề như: Điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, hàn đạt tỷ lệ 100% sinh viên có việc làm, không đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh viên đạt từ loại Khá trở lên hàng năm từ năm 2018 đến nay đều tăng từ 75% lên đến 82%. Nhà trường đang tiến dần tới mục tiêu: “100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra có việc làm và có thể tự tạo việc làm”.
Với thế mạnh là trường kỹ thuật, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP. Hà Nội đã kịp thời mở các mã ngành đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Từ chỗ chỉ có 06 nghề năm 2015 đến năm 2019 đã phát triển trên 09 nghề các hệ cao đẳng, trung cấp. Từ năm 2016 đến năm 2023, Nhà trường đã liên kết, hợp tác với gần 100 doanh nghiệp để giới thiệu thực tập và việc làm cho sinh viên. Trong 10 năm qua, đã có gần 4.000 học viên đi làm việc tại Nhật Bản, hơn 300 học viên tham gia chương trình Visa E7-3 sang Hàn Quốc, 50 sinh viên học tập tại Hàn Quốc.
Thực hiện gắn kết đào tạo giữa nhà trường - doanh nghiệp, rất nhiều công ty đã thường xuyên tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp của Trường vào làm việc như: Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên, Công ty Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh, Công ty LS Electric Việt Nam, LG Display Việt Nam, Honda Việt Nam,… Năm học 2023 - 2024, Trường đã tổ chức cho gần 500 lượt sinh viên Cao đẳng học tập tại các doanh nghiệp trên thông qua hình thức thực tập trải nghiệm và thực tập tốt nghiệp; tổ chức cho 1.500 học sinh khối trung cấp đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp.
Thầy giáo Nguyễn Công Truyền, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh lân cận, nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao. Bám sát nhu cầu này, thời gian tới, Trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, định hướng các ngành nghề mới, ngành nghề mũi nhọn, đặc thù, có thế mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nhà trường tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 và ký kết với đối tác
Bên cạnh đó, chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn nghề cho đội ngũ nhà giáo, bổ sung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa đầu ra, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Tổ chức liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động; tăng cường hợp tác, phối kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo cho học sinh, sinh viên, gắn đào tạo với giải quyết việc làm sau tốt nghiệp.
Ngoài ra, hướng tới đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, Trường tiếp tục đặt quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài về: Đào tạo bồi dưỡng giáo viên; hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ; liên kết đào tạo, công nhận văn bằng, chứng chỉ,... Qua đó, góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài của Thành phố, đáp ứng đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ TP.Hà Nội: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao,…”.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã tới dự, trao tặng lẵng hoa của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đến tập thể thầy trò nhà trường.
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ghi nhận vai trò của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội trong việc đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chất lượng cao, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Chương trình 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025.
Những kết quả đạt được cho thấy năng lực của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội, khẳng định thương hiệu của nhà trường trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên thị trường lao động.
Chia sẻ tại chương trình, Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Công Truyền cho biết, từ quy mô tuyển sinh gần 500 sinh viên/năm, tới nay, trường thường xuyên tuyển sinh lên tới trên 1.000 sinh viên/năm và phấn đấu đạt quy mô tuyển sinh 1.300 sinh viên vào năm 2025. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên có việc làm trên 96%, với mức lương từ 8-15 triệu đồng/tháng.
Nhiều nghề như điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, hàn 100% sinh viên có việc làm, không đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp. Nhà trường đang tiến dần tới mục tiêu: “100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra có việc làm và có thể tự tạo việc làm”. Chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp nghề hàng năm đạt từ 95% trở lên. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia các năm đạt trên 99%.
Với thế mạnh là trường kỹ thuật nên nhà trường đã kịp thời mở các ngành, nghề đào tạo phù hợp: Từ chỗ chỉ có 6 nghề năm 2015 đến năm 2023 đã phát triển trên 14 nghề gồm các hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.
Đặc biệt, từ năm 2016 đến năm 2023, nhà trường đã liên kết và hợp tác với gần 100 doanh nghiệp để giới thiệu thực tập và việc làm cho sinh viên…
Nhân dịp này, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành lập từ Dự án “Thành lập 5 trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc” từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, định hướng trở thành trường đào tạo nghề chất lượng cao và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn 6 nghề cấp độ quốc tế và cấp độ ASEAN.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau đã chính thức công bố thông báo tuyển sinh, các ngành tuyển sinh, thời gian xét tuyển năm 2023.