Tuyến Du Lịch Liên Quốc Gia Việt Nam Là Gì

Tuyến Du Lịch Liên Quốc Gia Việt Nam Là Gì

Tuyến du lịch là một cấp trong hệ thống phân vị du lịch.

Tuyến du lịch là một cấp trong hệ thống phân vị du lịch.

Đặc điểm của tuyến điểm du lịch

Thông thường, tuyến điểm du lịch có các đặc điểm sau:

Nhìn chung, tuyến điểm du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Vừa giúp du khách có được một chuyến du lịch trọn vẹn, khám phá được nhiều điểm đến hấp dẫn trong một khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương có tuyến du lịch đi qua.

Danh sách một số tuyến điểm du lịch tham khảo

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều tuyến điểm du lịch đẹp, được đông đảo du khách trong và ngoài nước yêu thích. Trong nội dung bài viết dưới đây, Liên Việt Education sẽ chia sẻ đến bạn danh sách một số điểm tuyến du lịch đáng đi nhất 2024 này. Cùng theo dõi và  chọn lựa bạn nhé.

Huế được biết đến là một trong những thành phố có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Vì thế, tuyến điểm du lịch Huế thường tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Điển hình như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền.

Ngoài ra, Huế còn là địa điểm du lịch thơ mộng, thiên nhiên tươi đẹp. Vì thế, khi tham gia tuyến điểm du lịch Huế bạn có cơ hội đến các danh lam thắng cảnh đẹp có tiếng như: Biển Lăng Cô, Suối Voi, Đầm Lập An. Chưa dừng lại ở đó, Huế còn là nơi cất giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc,như: Ca Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Hội An.

Dưới đây là một số gợi ý về tuyến điểm du lịch tại Huế:

Tuyến du lịch lịch sử: Tuyến du lịch này bao gồm các điểm đến nổi tiếng như: Kinh thành Huế, Hoàng thành, Tử Cấm Thành, lăng tẩm các vua triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ,…

Nếu bạn yêu thích thiên nhiên, có thể chọn tuyến du lịch thiên nhiên: Tuyến du lịch này bao gồm các điểm đến như: biển Lăng Cô, suối Voi, đầm Lập An,…

Còn nếu bạn có thời gian và yêu thích văn hóa. Bạn có thể chọn tuyến du lịch với các điểm đến nổi tiếng như: Cung An Định, Văn Miếu Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế,…

Đà Nẵng nổi tiếng là một thành phố trẻ, năng động với nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Vì thế, tuyến điểm du lịch Đà Nẵng có nhiều đặc điểm nổi bật, thu hút du khách trong và ngoài nước. Điển hình như: Biển Mỹ Khê, Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, Chợ Cồn.

Ngoài ra, Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch phát triển. Tuyến du lịch Đà Nẵng có hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hơn nữa,  Đà Nẵng là trung tâm kết nối các tuyến du lịch nổi tiếng của miền Trung. Tuyến du lịch Đà Nẵng có thể kết nối với các tuyến du lịch đến Huế, Hội An, Cù Lao Chàm,… tạo điều kiện cho du khách khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn trong một chuyến du lịch.

Dưới đây là một số gợi ý về tuyến điểm du lịch Đà Nẵng bạn có thể tham khảo:

Tuyến du lịch Sapa là một trong những tuyến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dưới đây là một số gợi ý về tuyến điểm du lịch tại Sapa, tham khảo để có được cho mình chuyến du lịch như ý bạn nhé.

Tuyến du lịch Sapa là một lựa chọn lý tưởng cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa và ẩm thực của vùng đất Tây Bắc xinh đẹp.

Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch và chưa có lộ trình, kế hoạch cụ thể, phân vân việc có nên thuê HDV du lịch không, bạn có thể tham khảo bài viết “có nên thuê hướng dẫn viên du lịch tự túc không“.

Tuyến du lịch Phú Quốc là một trong những tuyến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuyến du lịch này có nhiều đặc điểm nổi bật, thu hút du khách như sau:

Tuyến điểm du lịch Phú Quốc là một lựa chọn lý tưởng cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa, và ẩm thực của hòn đảo ngọc xinh đẹp.

Tuyến du lịch Đà Lạt là một trong những tuyến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Hiện Đà Lạt đã và đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuyến du lịch này có nhiều đặc điểm nổi bật, thu hút du khách như sau:

Qua những chia sẻ trên bạn đã có được đáp án cho câu hỏi tuyến điểm du lịch là gì? Đặc điểm của tuyến điểm du lịch ra sao? Cùng với đó là một danh sách các tuyến điểm du lịch đắt khách nhất hiện nay của nước ta. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy thường xuyên ghé thăm trang web của Liên Việt Education để trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức, kỹ năng. Từ đó, tự tin hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Tuyến du lịch Quốc gia và tuyến du lịch địa phương

Các tuyến du lịch với các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch Quốc gia:

- Nối kết các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch; điểm du lịch quốc gia; có tính chất liên vùng, liên tỉnh; kết nối với các cửa khẩu.

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc tuyến (Khoản 1, 2, Điều 26, Chương IV - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005).

Tuyến du lịch là một cấp trong hệ thống phân vị du lịch.

Khi tiến hành phân vùng du lịch, việc xác định được hệ thống phân vị là một nhiệm vụ quan trọng. Dự án phân vùng du lịch có hiệu quả, mang tính khoa học thực tiễn và hệ thống không phụ thuộc nhiều vào việc xác định hệ thống phân vị. Trên thế giới và ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các hệ thống phân vị du lịch khác nhau.

Theo M. Buchvarop (1987) đã xây dựng hệ thống phân vị gồm năm cấp: điểm du lịch - hạt nhân du lịch - tiểu vùng - á vùng - vùng.

Trong "Báo cáo tóm tắt Qui hoạch phát triển tổng thể du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010" các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống phân vị gồm năm cấp: điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á vùng du lịch - vùng du lịch.

Theo Khoản 6, 7, 8, 9, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) còn đưa thêm các đơn vị phân vị trong hệt thống phân vị như: khu du lịch, đô thị du lịch.

(Tài liệu tham khảo: Qui hoạch du lịch, Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục Việt Nam)

Theo quan niệm quốc tế, tuyến du lịch là một phần quan trọng của sản phẩm du lịch thậm chí rất lâu trước khi du lịch được định nghĩa. Các tuyến đường du lịch ban đầu hoặc là một phần của hệ thống thương mại hoặc được kết nối với các hoạt động tôn giáo. Hầu hết các tên tuyến đường được tạo sau này, để giải thích chủ đề của tuyến đường hoặc hướng đi. Con đường tơ lụa qua châu Á là một ví dụ, các tuyến đường hành hương từ Trung Âu đến Nidaros (Trondheim ngày nay) ở Na Uy có thể là một con đường khác. Hệ thống các tuyến du lịch thực sự đầu tiên có thể là Grand Tour, một mạng lưới các tuyến đường phức hợp ít nhiều đều dẫn đến Rome.

Sự bùng nổ của sách hướng dẫn du lịch và các chương trình du lịch trên TV, ở một số quốc gia cũng có các kênh du lịch riêng biệt, cũng đã góp phần làm cho hệ thống các tuyến đường theo chủ đề nổi lên nhanh chóng. Cả hai phương tiện truyền thông đều có nhu cầu “kể một câu chuyện” – và việc đi lại dọc theo tuyến đường du lịch đáp ứng tốt nhu cầu đó.

Theo Luật du lịch năm 2017 hiện hành đã bỏ quy định khái niệm về tuyến du lịch, do đó, dựa vào quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định thì: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.”

Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.

Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:

– Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

– Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:

+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên vùng.

+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.

– Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:

+ Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…)

+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.

Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả. Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó. Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.

Một tập hợp các mạch có tổ chức để khám phá và thưởng thức tất cả các di sản, với một bản sắc cụ thể, dựa trên hệ sinh thái cảnh quan siêu hình, có thể tiếp cận với mọi đối tượng nhưng với các sản phẩm khác nhau theo phân khúc của họ, được tổ chức để phục vụ sự phát triển của hoạt động du lịch và chuỗi giá trị của nó.