Phương Pháp Học Toán Tư Duy

Phương Pháp Học Toán Tư Duy

Nên bắt đầu dạy toán tư duy cho trẻ em từ lúc nào? Cách dạy con học toán tư duy liệu có khác biệt so với cách thấy cô giảng dạy môn toán trong trường phổ thông?

Nên bắt đầu dạy toán tư duy cho trẻ em từ lúc nào? Cách dạy con học toán tư duy liệu có khác biệt so với cách thấy cô giảng dạy môn toán trong trường phổ thông?

phương pháp học toán tư duy logic hiệu quả

Phương pháp học toán tư duy logic không phức tạp như một số phụ huynh vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể giúp con có kỹ năng suy luận, sắp xếp tốt hơn. Bằng 10 phương pháp sau đây, không ít ba mẹ đã nhìn thấy rõ sự tiến bộ của con mình:

Não bộ đóng vai trò chỉ huy toàn bộ các hoạt động khác của cơ thể. Muốn có tư duy tốt, học tập hiệu quả, nhớ dai,…trước tiên sức khỏe trí não phải tốt.

Một bộ não khỏe mạnh giúp bé tư duy logic, lập luận tốt hơn. Vì vậy, từ 4-14 tuổi, ba mẹ nên sớm để bé tiếp cận với các chương trình học có khả năng:

Rèn cho con biết cách tập trung

Tuy vậy cũng không hợp lý nếu ba mẹ “thả” để con tự do. Học là cả một quá trình và bạn cần biết cách uốn từ từ. Giai đoạn bé còn nhỏ, người lớn vẫn nên rèn cho con biết cách tập trung.

Bằng cách sau, bạn có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn khi học:

Có vốn ngoại ngữ tốt không chỉ giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức mới từ tài liệu đa dạng. Hơn thế nữa quá trình học cũng giúp các em tư duy logic hơn.

Quá trình tập trung học từ vựng tiếng Anh, học cấu trúc ngữ pháp, cách phát âm…là cách hay để con tìm ra quy luật, biết sắp xếp và suy luận hiệu quả.

Ý nghĩa của việc học tiếng Anh, Pháp, Nhật…từ cơ bản đến nâng cao cũng tương tự như khi học toán tư duy. Qua đây, trẻ suy luận, kết nối thông tin tốt hơn nhiều.

Khuyến khích trẻ giúp đỡ, hướng dẫn người khác một mặt giúp bé có kỹ năng xã hội, kết nối, hợp tác,…khi làm việc nhóm tốt hơn.

Đồng thời, quá trình này còn gợi mở để trẻ sử dụng các quy luật, nguyên tắc,…để chỉ cho bạn mình cách làm việc/học/giải toán hiệu quả hơn, nhanh hơn.

Quá trình kể trên sẽ giúp bé dần rèn được cách suy luận logic, biết sắp xếp các sự vật, hiện tượng một cách thông minh. Tin rằng qua đây, con cũng có tư duy tốt hơn mỗi ngày.

Dạy toán tư duy cho trẻ mầm non: Bắt đầu từ số đếm

Khi trẻ em tập đếm, chúng thường có thói quen đếm từ số bé nhất cho đến mốc cần thiết. Ví dụ bạn cần 8 chiếc bút chì, các con sẽ nhặt và đếm từng chiếc từ 1 đến 8. Ban đầu, trẻ em đém số trong vô thức mà chẳng cần để ý đến số lượng thực tế.

Đừng quá lo lắng về vấn đề này bạn nhé, chúng tôi sẽ đưa ra một hoạt động bổ ích để phát triển kỹ năng toán học cho bé.

Bạn có thể thử thách con bằng cách yêu cầu chúng đếm đến số cao nhất có thể. Các con cần đếm một cách chậm rãi và không bị ngắt quãng, không được nhờ sự trợ giúp. Các đồ vật có kích cỡ tương đương như: sỏi, viên bi, mảnh xếp hình,…thường được sử dụng để các con luyện đếm.

Tận dụng các trò chơi để rèn luyện tư duy logic

Sẽ là sai lầm nếu bạn ép bé vào một khuôn khổ cứng nhắc. Thay vào đó, người lớn cần thấu hiểu đặc tính của trẻ em: ham khám phá, yêu thích chơi đùa.

Do vậy, người hướng dẫn cho con nên tận dụng triệt để điều này để phát triển tư duy logic. Thông qua các trò chơi học toán, bạn có thể giúp não bộ của con suy luận tốt hơn:

Nhờ thế, con có cảm giác thoải mái, không bị gò bó ngay cả khi đang được rèn tư duy logic.

Tư duy phản biện rất có lợi cho trẻ khi học hỏi. Khi phản biện, trẻ cần phân tích và nhìn nhận, xâu chuỗi vấn đề lại. Nhờ đó, nó giúp quá trình rèn luyện tư duy logic thêm hiệu quả.

Qua thời gian, thói quen phản biện giúp trẻ hình thành kỹ năng phân tích, mổ xẻ vấn đề nhanh hơn. Nhờ đó việc tư duy của bé cũng cải thiện tốt hơn. Người lớn nên giúp trẻ biết tư duy phản biện bằng những câu hỏi.

Chẳng hạn như, tại sao thịt sẽ thiu nếu không bảo quản trong tủ lạnh? Tại sao vào mùa thu lá lại rơi? Những bé lớn hơn, bạn có thể để bé tự nhìn vào vấn đề và đưa ra câu hỏi. Quá trình tìm lời thỏa đáng cho các thắc mắc kể trên sẽ giúp con suy luận logic hiệu quả hơn nhiều.

Trẻ có thể học về không gian thông qua các blocks học toán

Bạn hoàn toàn có thể dạy toán tư duy cho trẻ về kiến thức không gian, hình học thông qua các hoạt động gần gũi như:

Thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Để quá trình dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thành công và đạt hiệu quả cao, người dạy cần biết các trọng tâm sau:

Thiết kế lộ trình học cho trẻ từ dễ đến khó. Đồng thời, ngời dạy phải luôn quan sát và theo dõi khả năng tiếp thu của trẻ để có hướng điều chỉnh cách dạy, bài giảng sao cho phù hợp.

Hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi để trẻ áp dụng kiến thức toán tư duy vào đời sống. Khuyến khích trẻ tự phân tích và tìm hướng giải quyết các vấn đề độc lập.

Phải lên kế hoạch dạy toán tư duy, học và ôn tập kiến thức mỗi ngày cho trẻ. Qua đó giúp trẻ củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non để có thể vận dụng tốt hơn.

Sử dụng các flash cards học toán

Nhắc đến flash card, có lẽ nhiều bạn chỉ nghĩ đến bộ ngôn ngoại ngữ và chủ yếu dùng chúng để học từ vựng. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức học toán vô cùng hiệu quả.

Việc chia nhỏ các nội dung toán học như: dấu, phép tính, con số,…khiến bài học trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Các em có thể sử dụng flashcard như một công cụ học từ vựng toán học bằng tiếng Anh.

Do sự khác biệt về ngôn ngữ, các em sẽ cảm thấy bối rối ngay cả khi gặp một phép tính cực kỳ đơn giản như “2 + 3” hay “7 + 2”. Trong tiếng Anh, các phép tính này được quy về “chữ cái” như: compute to find the sum (tính toán để tìm tổng), calculate the equation to identify the difference (tìm hiệu số của phép tính).

Đếm các đồ vật quen thuộc hàng ngày

Trong quá trình dạy con tập đếm, bạn nên tận dụng bất cứ đồ vật nào xung quanh con. Từ những bộ phận gần gũi nhất là ngón tay, ngón chân, thức ăn, đồ chơi đến các sự vật trong thiên nhiên như: đá, lá cây, cành cây, quả…Thậm chí, đồ dùng hàng ngày cũng có thể trở thành công cụ học toán tư duy như: quần áo, giày dép, mũ, nắp chai, cuộn giấy…

Ngoài ra, sự hiếu động của trẻ em cũng có thể là động lực học không hề nhỏ. Hãy thử thách bé đếm các bậc cầu thang xem chúng có thể đứng ở bậc cao nhất hay không nhé.

Chơi các trò chơi đố vui toán tư duy cho trẻ mầm non

Một kỹ năng mà trẻ cần có khác chính là khả năng so sánh về: màu sắc, độ dài, kích cỡ, tính chất, phân loại. Các bài toán tư duy dạng này hướng đến các kỹ năng nắm, chạm, di chuyển để tìm ra khoảng cách nhất định.

Ví dụ con có thể sắp xếp các đồ vật và gọi chúng là “đồ chơi”, một và thứ khác gọi là “đồ ăn”.

Theo cách này, trẻ em sẽ được dạy kỹ năng tổ chức và tư duy một cách khoa học.

Sau khi việc tập đếm đã trở nên thành thục, bé sẽ làm quen với các phép cộng và phép trừ cơ bản.

Ví dụ, nếu bé thích ăn bánh quy, hãy để bé đếm xem trên đĩa có tổng cộng bao nhiêu miếng. Sau đó, trong trường hợp con muốn ăn thêm, đó sẽ là một phép cộng hoàn hảo. Ngược lại, mỗi khi con ăn hết 1 chiếc bánh thì số lượng sẽ giảm – đây là ví dụ cụ thể để hướng dẫn con thực hành phép trừ.

Ngoài việc đếm số, bé cũng có thể nhìn một cách trực quan vào thể tích của đồ ăn trong đĩa. Thể tích sẽ tăng lên khi được cho thêm và rút bớt khi ăn hết.

Cha mẹ cũng cần để ý xem đâu là những đồ vật, sự vật mà bé thích thú. Các bạn có thể tận dụng chúng như “mồi câu” giúp các con có động lực học hơn. Hãy tạo nhiều bối cảnh, mô hình dạy toán tư duy khác nhau để bé không cảm thấy nhàm chán nhé.

Bạn có thể ít khi nghe đến bàn tính Abacus nhưng hiểu một cách đơn giản, đây là loại công cụ đếm với các hạt trên que trong cùng một khung gỗ. Phần khung thường được chia làm 2 phần, phần trên và phần dưới.

Theo quy tắc, 1 hạt ở phần trên có giá trị bằng 5 và 1 hạt ở phần dưới có giá trị là 1. Trong khi đó, mỗi que lại có một ý nghĩa khác nhau lần lượt là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn và hơn thế nữa tùy vào số lượng các que.

Số que trong một bàn tính luôn là số lẻ và không bao giờ ít hơn 9. Mô hình cơ bản nhất thường chỉ có 3 que, nhưng hiện tại số lượng này có thể lên đến 29 hoặc 31 để tính các con số khổng lồ.

Kỹ thuật sử dụng bàn tính luôn là “từ trái sang phải”, điều này khiến một vài em nhỏ cảm thấy khó khăn vì thói quen làm toán “từ phải sang trái” thông thường. Tuy hơi phức tạp, nhưng kỹ thuật tính toán này có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của các em. Từ đó nâng cao tốc độ và rèn luyện sự nhanh nhẹn của trẻ trong tư duy toán học.

Xem thêm: Chương trình Toán tư duy Soroban: Tính nhanh – Luyện trí não