Sông Chảy Theo Hướng Tây Bắc Đông Nam

Sông Chảy Theo Hướng Tây Bắc Đông Nam

Thống kê của Cục Quản lý đường sông, Việt Nam có 392 con sông. Có những con sông bắt nguồn từ các nước khác chảy qua lãnh thổ Việt Nam, có con sông bắt nguồn từ Việt Nam, chảy qua nước khác và cũng có những con sông bắt nguồn từ nước ta và chỉ chảy trong lãnh thổ rồi đổ ra biển...

Thống kê của Cục Quản lý đường sông, Việt Nam có 392 con sông. Có những con sông bắt nguồn từ các nước khác chảy qua lãnh thổ Việt Nam, có con sông bắt nguồn từ Việt Nam, chảy qua nước khác và cũng có những con sông bắt nguồn từ nước ta và chỉ chảy trong lãnh thổ rồi đổ ra biển...

NGÀY 04: YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – MÈO VẠC – LŨNG CÚ – YÊN MINH (ĂN: SÁNG,TRƯA,TỐI)

Sáng: Quý khách ăn sáng, sau đó xe di chuyển khởi hành đưa Quý khách đi tham quan Cột Cờ Lũng Cú. Trên đường đi Quý khách tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Điểm đến đầu tiên Quý khách ghé thăm Phố Cáo, tại đây Quý khách tham quan những ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc Mông trải nghiệm nét văn hóa cổ xưa của Phố Cáo, điểm đặc sắc nơi đây có những hàng rào đá quanh nhà.

Phố Cáo - Nơi được biết tới với biệt danh "Chỉ có trời - đất và hoa"

Điểm đến tiếp theo Quý khách đến với bản Sủng Là, tham quan nhà cổ người H’mông và tham quan Nhà Của Pao, bối cảnh trong bộ phim nổi tiếng “ Chuyện Của Pao”. Quý khách dừng chân chụp ảnh hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.

Nhà của Pao - cái nôi của nền điện ảnh Việt

Trưa: Quý khách đến với Cột cờ Lũng Cú – nơi địa đầu Tổ Quốc, địa điểm có vĩ độ cao nhất của Việt Nam. Sau đó xe khởi hành về thị trấn Đồng Văn ăn trưa.

Cột cờ Lũng Cú – nơi địa đầu Tổ Quốc

Chiều: Quý khách tham quan Phố Cổ Đồng Văn, nơi đây đã tồn tại gần một thế kỷ - là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.

Tiếp tục hành trình Quý khách di chuyển đi Mèo Vạc, trên đường đi chinh phục đèo Mã Pì Lèng – một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo. Quý khách dừng chân chụp ảnh vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm vực Mã Pì Lèng sâu 800m.

Sau đó xe tiếp tục di chuyển về thị trấn Mèo Vạc để về Yên Minh, trên đường đi Quý khách dừng chân tại con đường đèo chữ M nổi tiếng của Mèo Vạc.

Mã Pí Lèng - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc

Tối: Quý khách về đến Yên Minh, ăn tối tại nhà hàng và nghỉ đêm tại Yên Minh, tại nơi đây Quý khách có cơ tham gia các phiên chợ Yên Minh nổi tiếng, được cảm nét đẹp nhận phong tục tập quán của những dân tộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

NGÀY 02: SAPA – BẮC HÀ – HOÀNG SU PHÌ ( ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)

Sáng: Quý khách dậy sớm đón bình minh tại thị trấn SaPa, ăn sáng. Sau đó làm thủ tục trả phòng khách sạn khởi hành đi Bắc Hà. Sau khi đến Bắc Hà, Quý khách tham quan Dinh thự vua mèo – Hoàng A Tưởng, với lối kiến trúc Á – Âu kết hợp độc đáo.

Dinh Hoàng A Tưởng - Khu di tích nổi tiếng vùng Tây Bắc

Trưa: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng ở thị trấn Bắc Hà.

Chiều: Đoàn tiếp tục khởi hành đi Hoàng Su Phì. Trên đường đi Quý khách đi qua cung đường bên dãy Tây Côn Lĩnh hùng vĩ của núi rừng. Đến xã Bản Phùng ven chân núi Tây Côn Lĩnh Quý khách ghé thăm chụp ảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

Từ trên cao nhìn xuống Quý khách sẽ thấy khung cảnh choáng ngợp bơi đây chính là những thửa ruộng cho bàn tay con người tạo ra.

Những thửa ruộng bậc thang trải dài như một bức tranh vẽ

Tối: Xe đến thị trấn Vinh Quang – Hoàng Su Phì, Quý khách làm thủ tục nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi và sử dụng điểm tâm tại nhà hàng sang trọng.

NGÀY 05: YÊN MINH – HÀ GIANG – HÀ NỘI – HỒ CHÍ MINH (ĂN: SÁNG, TRƯA)

Sáng: Quý khách ăn sáng, làm thủ tục trả phòng sau đó lên xe khởi hành về Hà Nội. Trên đường đi Quý khách mua sắm tại chợ phiên của người Mông, Dao...

Trưa: Quý khách dừng nghỉ ăn trưa tại Hà Giang.

18h00: Xe đưa Quý khách về đến Sân Bay Nội Bài, Quý khách di chuyển vào sảnh check in làm thủ tục đáp chuyến bay về Sân Bay Tân Sơn Nhất – TP Hồ Chí Minh. Kết thúc hành trình Tour du lịch Đông Tây Bắc 5 ngày 4 đêm. hướng dẫn viên Easy Go Travel chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách.

Tour du lịch Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm - Tour Mùa Hoa Tam Giác Mạch

Tour du lịch Hà Giang Thác Bản Giốc 4N3Đ

Tour du lịch Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn 5N4Đ

Giá Tour Du Lịch Tây Bắc – Đông Bắc 13 ngày 12 đêm bao gồm:

Giá tour áp dụng cho trẻ em đi kèm:

Quý khách chọn tour điền thông tin ĐẶT TOUR dưới đây,

Đặt Tour: TOUR DU LỊCH TÂY BẮC – ĐÔNG BẮC 13 NGÀY 12 ĐÊM

(Xây dựng) - Nói đến miền Tây Nam Bộ, mảnh đất phương Nam là nói tới sông nước. Sông Mêkông khi đổ vào đất Việt chia thành 2 dòng sông lớn: Tiền Giang, Hậu Giang và cả hệ thống sông lớn sông bé khác hợp thành 9 nhánh sông - Cửu Long Giang đổ ra biển, làm nên một vùng châu thổ trù phú với nhiều nét văn hóa sông nước đầy hấp dẫn, quyến rũ, đậm đặc những điều kỳ bí huyền ảo.

Theo thống kê chưa đầy đủ, miền Tây Nam Bộ có khoảng 54.000km chiều dài sông rạch. Ngoài hệ thống sông rạch tự nhiên mà người địa phương gọi là sông rạch “Trời sanh”, còn vô số những con kênh đào ngang, xẻ dọc chằng chịt, mà nếu được nhìn trên đồ hình có cảm tưởng là cái mạng nhện chồng lên một bàn cờ.

Sông Cái - Tiền Giang, Hậu Giang tức sông Mẹ sinh ra hàng trăm sông con, mỗi nhánh sông con lại sinh ra cơ man con rạch nhỏ, mỗi con rạch nhỏ lại rẽ ra các con xẻo, khóm, mương, ngòi… Nước và nước… mênh mang…

Nói đến sông nước thì không thể thiếu những con thuyền, mà ở miền này được gọi ghe, xuồng. Ghe, xuồng ở miền Tây Nam Bộ là bộ sưu tập phong phú, đa dạng cả kiểu dáng lẫn chức năng, mỗi loại đặc trưng cho một vùng sông nước.

Từ Long An tới An Giang thường thấy ghe, xuồng lườn tròn để dễ lướt trên những đám lục bình dày đặc ở các khúc sông vùng này.

Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau người dân chuộng ghe, xuồng lườn phẳng gọi là xuồng 3 lá (do có 3 tấm ván đóng ghép lại), vì sông nước vùng này rộng, thoáng.

Chiếc xuồng 3 lá còn có nhiều biến tấu: Loại nhỏ nhất gọi là be bảy, lớn hơn nữa gọi be tám, be chín, be mười. Nếu đóng thêm một tấm ván nữa cho lớn hơn gọi be mười kèm.

Các loại ghe nhỏ có ghe tam bản, ghe bầu, ghe cui, ghe cà vom, ghe rỗi (dùng chở cá, chia nhiều khoang, có đục lỗ tròn để rộng cá sống trong nước sông tự nhiên), ghe cửa dùng để nhảy sóng ở cửa sông…

Cách sơn màu ghe cũng khác nhau, mũi ghe rất nhiều kiểu như một sự trang trí cho đẹp. Đặc biệt “mắt” ghe là lý lịch của nơi xuất xứ, thuộc lò đóng ghe nào, của ai.

Đi xuồng trong rừng tràm Trà Sư - An Giang.

Là miền sông nước, nên những nghề sông nước ở miền Tây cũng mang lại kỳ thú cho những ai muốn khám phá nét độc đáo của vùng này.

Chỉ riêng việc đánh bắt cá mà có đủ loại: Cất vó, đặt lọp, xây nò, đóng đáy cọc, đáy bè, thả chà đăng cá, đáy rập cua, trễ cá, chài lưới… Còn câu thì cũng đủ kiểu: Câu cắm, câu giăng, câu thả, câu thượt, câu nhấp, câu rê…

Hãy thử một lần về miền Tây câu cá hay đi đặt lọp, cái cảm giác sung sướng phấn khích tràn ngập trong người khi nhìn thấy cá tôm nhảy loi choi, giữa sông nước mênh mang trên một chiếc xuồng nhỏ, nó khác hoàn toàn cái thú đi câu ở thành thị ở trong mấy cái ao, hồ nhân tạo của các khu du lịch giải trí.

Về miền Tây sông nước Nam Bộ, điều hấp dẫn nhất với tất cả khách từ phương khác đến là những cái Chợ Nổi, không một ai đến vùng này lại không tìm cơ hội để đi ít nhất một cái chợ. Không đi Chợ Nổi là chưa xuống miền Tây.

Chợ Nổi là nét văn hóa rất đặc trưng của miền sông nước, nó như một bảo tàng văn hóa sống động của người dân miền này. Những cái chợ có tuổi đời gắn với thời khẩn hoang khai phá của vùng đất sông nước kỳ bí phương Nam.

Ở miền Tây, những khu Chợ Nổi nổi tiếng luôn được mọi người nhắc tới và là những địa chỉ du lịch văn hóa nằm trên bản đồ du lịch của các hãng lữ hành Việt Nam, quốc tế: Chợ Nổi Cái Bè - Tiền Giang (nằm ở đọan sông Tiền giáp ranh giữa 2 tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long), Chợ Nổi Trà Ôn - Vĩnh Long, Chợ Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phong Điền, Cái Răng - Cần Thơ, Hậu Giang; Chợ Năm Căn - Cà Mau…

Chợ Nổi thường được họp ở vùng giáp ranh giữa các con sông, một khúc sông nước rộng mênh mông đủ cho hàng trăm, hàng ngàn ghe, xuồng lớn nhỏ quần tụ.

Chợ ở trên bờ có gì, thì dưới sông có y như thế không thiếu bất cứ thứ nào, nhưng cách tiếp thị quảng cáo thì độc nhất vô nhị. Chiếc ghe, xuồng nào bán đồ gì, họ treo thứ đó trên một cây sào dài 5 - 7m, đi từ xa 200 - 300m đã thấy.

Chính cái kiểu “treo” hàng độc đáo này làm cho ai tới chợ cũng thấy lý thú, như một tác phẩm nghệ thuật thị giác sắp đặt rất đương đại và đầy ngẫu hứng. Cả một rừng “ăng-ten” đầy màu sắc, từ bó rau muống, miếng thịt heo, trái bầu, bí, củ khoai… đến cả tô hủ tíu, ly café… lủng lẳng trên cao.

Đặc sản của mỗi chợ cũng mang nét riêng. Chợ Cái Bè, Trà Ôn là trái cây của các nhà vườn nổi tiếng của miền Tây. Chợ Năm Căn thì toàn thủy hải sản cá, tôm, cua, mực của cả vùng sông biển cực Nam Nam Bộ. Chợ Cái Răng nổi tiếng với các loại rau củ đất phương Nam. Chợ Phụng Hiệp là nơi cho dân nhậu bốn phương mê say với rùa, rắn, chuột đồng…

Có một nét văn hóa vùng này làm bất kỳ ai khi rời khỏi đều mang theo một cảm giác bâng khuâng khó tả. Đó là những điệu hò sông nước và những khúc nhạc tài tử vọng cổ để nhớ.

Hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường, mái nhất, mái nhì… cùng điệu buồn phương Nam qua bàn tay những nghệ sĩ dân gian khảy trên các phím đàn. Âm điệu da diết thấm đẫm hồn sông nước nghe man mác, mênh mang diệu vợi, một chút cảm hoài xa vắng, khó quên.

Ở miền này cũng lạ, vào bất cứ một quán ăn bình dân nào đều thấy treo một cây ghi-ta phím lõm - một sự biến thể Việt Nam hóa cây đàn ghi-ta nguyên thủy của châu Âu, chuyên dùng để đàn các bản nhạc tài tử, vọng cổ, cải lương. Quán nào “sang” hơn thì có thêm cây đờn cò (đàn nhị), cây độc huyền cầm (đàn bầu).

Khách muốn nghe, dù chỉ là một người, chủ quán và có khi cả nhân viên phục vụ sẵn sàng đàn hát, hình như ở đây ai cũng thấm trong người những giai điệu sông nước “dạ cổ hoài lang” không chỉ cho khách mà cho cả mình.

Nhưng rất thiếu sót, nếu không nhắc tới một nét văn hóa rất đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ - Văn hóa ẩm thực đậm nét thời khẩn hoang 4 - 5 thế kỷ trước. Các món nướng, cái gì cũng có thể nướng được, không chỉ tôm, cua, cá, heo, gà, vịt, chim, rùa, rắn… mà các lọai rau củ quả cũng nướng như: Khoai, cà tím, lá lốt… là những món ăn tuyệt ngon, đầy hương vị lạ.

Nướng cũng có nhiều cách: Nướng trực tiếp trên lửa, nướng trui, nướng trên khói, bọc đất nướng, bọc lá vùi vào lửa… Nướng bằng lửa than đước, rơm lúa nếp, chân rạ, hay lá cây khô…

Và những loại rau ăn kèm là cả một khám phá về “thực vật” sông nước Nam Bộ, những tên lá tên hoa vừa lạ vừa quen: Đọt lục bình, đọt bông súng, đọt lá xoài, bông điên điển, bông so đũa, rau kèo nèo, lá vị… hàng chục thứ bông, lá, rau mà chỉ có người dân địa phương mới biết tên.

Các loại rau lá này ăn kèm với các món thịt nướng kia, không những làm món ăn ngon hơn, tăng thêm hương vị hấp dẫn mà còn có tác dụng như những vị thuốc dân gian, bổ tì vị, mát gan mật, thông khí huyết…

Để “đưa” các món ăn cho “ngọt”, thấm cái mênh mang sông nước, thêm thi vị, không thể quên một lọai “mỹ tửu” của vùng đất Bến Tre, rượu Phú Lễ, Ba Tri. Lọai rượu này uống ly đầu vị đậm đà, mềm môi cạn tiếp cảm thấy cái phóng khoáng, lâng lâng uống vài ly nữa thấy như bay bổng trong một giấc thần tiên, cởi mở tâm tình với tri âm, chẳng thế mà giới sành điệu phân loại rượu đã ví rượu Phú Lễ là “lãng tử” dùng đãi bạn tri âm tri kỷ.

Một lần đến, rồi tạm biệt với niềm luyến tíếc. Ước mong miền đất sông nước Tây Nam Bộ này lưu giữ mãi cái nét hoang sơ đặc trưng của một vùng văn hóa đậm dấu ấn của lịch sử khai phá mở đất mở cõi, mang đầy tính cách phóng khoáng nhưng dũng cảm kiên cường của người dân phương Nam.

Đừng vì bất cứ lý do gì mà “thành thị hóa”, “đô thị hóa” miền đất này, để mất đi báu vật di sản văn hóa miền sông nước Tây Nam Bộ.